Chùa Hổ Sơn: Dấu ấn cuộc đời công chúa Huyền Trân
Chùa Hổ Sơn là nơi thờ công chúa Huyền Trân, thuộc xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định là Di tích lịch sử nơi vùng đất địa linh nhân kiệt...
Tháng năm là tháng Kính mừng Đại lễ Phật đản, chính vì vậy mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã truyền đi thông điệp “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, nêu cao tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, tích cực tham gia các phong trào thi yêu nước, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Cầu mong cho đất nước thái bình, muôn dân an lạc, phật sự viên thành.
Chủ đề chính của Phật đản 2024 là hạnh phúc và toàn thiện với mục tiêu hướng đại chúng học theo lời dạy của đức Phật. Thân tâm đều hướng thiện để xây dựng cuộc sống hạnh phúc, gia đình hạnh phúc, xã hội hạnh phúc.
Tất cả các Tăng Ni, Phật tử của các chùa trên khắp cả nước đã long trọng tổ chức Lễ Phật đản. Trong đó có Chùa Hổ Sơn, hay còn gọi là Hổ Linh Tự tọa lạc ở phía nam sườn núi Hổ, thôn Hổ Sơn, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Đây là nơi thờ công chúa Huyền Trân, được xây dựng cách đây hơn 700 năm, là nơi công chúa Huyền Trân về lập am thờ Phật.
Công chúa Huyền Trân (Ni sư Hương Tràng), là con gái của đức vua Trần Nhân Tông và mẹ là Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng Hậu – Trưởng nữ của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, em gái của vua Trần Anh Tông, bà sinh năm 1287 và tạ thế năm 1340 (lúc đó bà mới có 53 tuổi).
Cũng theo sử sách, năm 1301, Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân. Trị vì Chiêm Quốc từ năm 1288-1307. Là vị vua thứ 34 của Vương quốc Chiêm Thành, khi người còn ở cương vị Thái tử đã thể hiện rõ tài năng qua phối hợp với Đại Việt đánh tan đội quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt và Chiêm Thành năm 1282.
Một lần Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông sang thăm Chiêm Quốc, do mến tài đức của Chế Mân và cũng muốn trao đổi văn hoá với người Chăm, ngài đã ở lại đây gần 9 tháng.
Trong thời gian gần Thượng Hoàng Trần Nhân Tông, đức vua Chế Mân đã mến đức hạnh của Thượng Hoàng, khi biết Thượng Hoàng có người con gái thì đã muốn cầu hôn để kết mối tình bang giao giữa hai nước. Trước khi ra về, Thượng Hoàng đã hứa gả con gái cho Chế Mân khi công chúa Huyền Trân đủ tuổi lập gia đình theo phong tục Đại Việt.
Với lòng yêu nước thương dân và nghe lời vua cha, Công chúa Huyền Trân hy sinh, dâng hiến tuổi thanh xuân của mình vì sự hưng thịnh của đất nước, đã lên kiệu hoa về Chiêm Thành làm vợ vua Chế Mân năm 1306 để giữ mỗi hòa hiếu giữa hai nước.
Khi Quốc Vương Chế Mân băng hà, vua Trần Anh Tông là anh trai của công chúa Huyền Trân đã cử một đoàn sứ giả sang nước Chiêm Thành đón bà về. Trải qua 10 tháng lênh đênh trên biển và tháng 8/1308, công chúa Huyền Trân cùng với đoàn đã về đến kinh thành Thăng Long.
Năm 1308, công chúa Huyền Trân được đoàn tuỳ giá đưa về Thăng Long, sau khi gặp Thượng Hoàng Trần Nhân Tông, bà đã nói với cha về tâm nguyện của mình là được xuất gia tu Phật, được Thượng Hoàng đồng ý. Công chúa đã xuất gia tại núi Trâu Sơn (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) và được ban Pháp hiệu là Hương Tràng.
Cho đến cuối năm 1311, Ni sư Hương Tràng cùng một thị nữ đã quy y đến làng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản (nay thuộc xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) nơi có chùa Hổ Sơn (chùa Nộn Sơn – Quảng Nghiêm Tự) để tu hành.
Tại đây, bà đã giúp đỡ cho những người khó khăn, ốm đau biết dung cây thuốc lá để chữa bệnh, giúp cho các trẻ nhỏ học chữ và truyền đạo đức nhân quả Phật giáo cho mọi người chung sống trong hoà thuận.
Hơn 30 năm gắn bó tu hành nơi chùa Hổ Sơn, ngày mùng 9/4/1340, Huyền Trân công chúa đã tạ thế. Nhân dân quanh vùng đã thương tiếc và và tôn bà là Thần Mẫu, lập đền thờ bà bên chùa Nộn Sơn và lấy ngày bà mất hàng năm làm ngày lễ hội truyền thống của Nhân dân Hổ Sơn để tôn vinh công hạnh của bà.
Cho đến nay, chùa Hổ Sơn vẫn giữ được 27 tượng thờ và 27 đồ thờ cổ, trong đó nhiều cổ thư, cổ vật quý như tượng 2 công chúa, 4 sắc phong của các triều đại phong kiến phong cho 2 công chúa, một số bát hương sứ, sành mang phong cách nghệ thuật thời Lê. Căn cứ vào giá trị lịch sử của ngôi chùa, ngày 27/9/2006, UBND tỉnh đã ban hành quyết định công nhận Chùa Hổ Sơn là Di tích lịch sử cấp tỉnh.
Nhiều năm qua, Chùa Hổ Sơn đã xuống cấp nghiêm trọng. Theo nguyện vọng được trùng tu và tôn tạo để lưu giữ di tích lịch sử của Nhân dân, các tín đồ phật tử và nhà chùa đang trông coi tại chùa, đến ngày 22/1/2020, Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt Quyết định cho phép chùa Hổ Sơn được trùng tu và tôn tạo. Năm 2021, chùa Hổ Sơn chính thức được khởi công xây dựng với mong muốn được góp sức bảo tồn và phát huy các giá văn hóa đời nhà Trần.
Công trình tôn tạo của chùa Hồ Sơn được xây dựng trên nền đất cũ của chùa và được qui hoạch mở rộng khuôn viên với tổng diện tích là 13 ha, bao gồm 30 hạng mục công trình lớn và nhỏ. Trong đó, khu thờ tự gồm có tòa Tam Bảo, Đền thờ Mẫu, Đền thờ công chúa Huyền Trân, nhà thờ tổ, lầu Cô, lầu Cậu, cùng Tượng Thập Bát vị La Hán, Nhà Bia, Quần thể lăng Tam Tháp Tổ.
Chùa và đền thờ công chúa Huyền Trân được tôn tạo có hai cổng, bố trí đối xứng. Đi vào cổng bên trái, bước lên vài chục bậc thang lát đá là 2 dãy tượng với 18 vị La Hán theo nguyên mẫu ở chùa Tây Phương.
Nằm chính giữa cổng là ngôi Tam bảo khang trang; bên phải là đền thờ công chúa Huyền Trân. Cả chùa và đền đều được tôn tạo theo kiến trúc “tiền chữ nhất, hậu chữ đinh”. Toàn bộ tượng phật, tượng nhị vị công chúa, hoành phi câu đối, các hương án, các cấu kiện kiến trúc bên trong đều được chạm khắc tinh xảo, được sơn son thiếp vàng trên nền nâu đỏ truyền thống, thể hiện sự linh thiêng, uy nghiêm của chốn tâm linh.
Bên cạnh chùa và đền còn được phục dựng Động Sơn Trang, Đàn tế thiên và hang hương trên sườn núi.
Nằm trong khuôn viên chùa được dựng Bảo tháp 13 tầng, cao 26 mét, Tượng Phật Bà Quan Âm, cột cờ, giếng ngọc đá ong, nhà thuốc nam và nhất là Thuyền rồng – Bảo tàng công chúa Huyền Trân mô phỏng cảnh thuyền rồng đón Công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về nước.
Đặc biệt hơn là trong khuôn viên chùa còn được dựng tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đá sa – phia nguyên khối, cao 5,1 mét tượng trưng cho tuổi đời của Phật Hoàng. Cũng nằm trong khuôn viên chùa còn được xây dựng nhà khách, nhà khách Ni, 12 cây tháp Tăng, cùng nhiều công trình phụ cận, như vườn hoa cây cảnh, hồ sen, làm cho khuôn viên chùa hoàn chỉnh và đẹp hơn.
Khi du khách thập phương và người dân về với ngôi chùa Hổ Sơn, xã Liên Minh không chỉ được thành tâm lễ Phật cầu mong sức khoẻ, bình an mà còn được tìm hiểu thêm về cuộc đời của công chúa Huyền Trân - người con gái nước Đại Việt nết na xinh đẹp đã dâng trọn tuổi thanh xuân của mình để đem lại hòa bình thịnh trị và mở mang bờ cõi cho đất nước, và còn được khám phá và vãn cảnh khuôn viên ngôi chùa.
Hiện nay, Chùa Hổ Sơn đã hoàn thành và tạo nên một khu di tích lưu lại cho muôn đời sau. Ngôi chùa hơn 700 tuổi này được xây dựng lại khang trang, bề thế không chỉ đáp ứng nguyện vọng của nhân dân về bảo tồn di tích lịch sử văn hóa của địa phương, mà còn góp phần phát huy những giá trị văn hóa tín ngưỡng dân gian của dân tộc, tạo thuận lợi cho các tin đồ, Phật tử và người dân địa phương thực hành tín ngưỡng thờ mẫu, thờ Thành hoàng làng, thờ Phật được lưu truyền qua các thế hệ, mang tính nhân văn sâu sắc.
Theo Thông bạch số 88/TB-HĐTS năm 2024 hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024 do Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN ký, thời gian tổ chức tuần lễ Phật đản năm 2024 kéo dài từ ngày 1-4 đến 15-4 Giáp Thìn (tức 8-5 đến 22-5-2024). Trong đó, tuần lễ Phật đản từ ngày mùng 8 đến 15-4 Giáp Thìn (tức 15 đến 22-5), chính lễ ngày 15-4 Giáp Thìn (tức 22-5).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ
Chùa Việt 09:28 19/12/2024Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc.
Độc đáo ngôi chùa cổ ở TP. HCM được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ
Chùa Việt 09:37 18/12/2024Mất khoảng 20.000 ngày công để gắn hơn 30 tấn mảnh sành, sứ phế liệu lên toàn bộ công trình, chùa An Phú sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam, trở thành ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất TPHCM.
Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM
Chùa Việt 10:02 09/12/2024Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.
Chiêm ngưỡng nhiều cảnh “độc, lạ” ở chùa Linh Sơn
Chùa Việt 09:37 07/12/2024Nằm trên gò cao bên triền núi Ba Thê, chùa Linh Sơn có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Từ lâu, nơi đây được xem là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng khắp vùng. Tham quan ngôi chùa trăm năm tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp an yên, thanh tịnh ở đây.
Xem thêm