Thứ bảy, 09/03/2019, 22:09 PM

Chùa Hòe Nhai: Nơi có bức tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất tại Việt Nam

Ở ngôi chùa Hòe Nhai có bức tượng một vị Phật ngồi trên lưng vua - đây là bức tượng độc nhất vô nhị không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Tương truyền vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối với cách cư xử sai lầm với đạo Phật.

 >>Những ngôi chùa Việt độc đáo

Chùa Hòe Nhai (hay còn gọi là Hồng Phúc tự, nằm ở số 19 phố Hàng Than, quận Ba Đình, Hà Nội) tọa lạc trên khuôn viên rộng 3000 m2 gồm 2 tòa bái đường 5 gian, chính điện 3 gian và nhà tổ 7 gian tạo thành hình chữ “Công” sân chùa còn có 3 ngọn tháp cao ba tầng. Là ngôi chùa cổ, tương truyền có từ đời nhà Lý và là chốn tổ của phái Tao Động, một Thiền phái lớn của Phật giáo Việt Nam.

Chùa Hòe Nhai (hay còn gọi là Hồng Phúc tự, nằm ở số 19 phố Hàng Than, quận Ba Đình, Hà Nội) tọa lạc trên khuôn viên rộng 3000 m2 gồm 2 tòa bái đường 5 gian, chính điện 3 gian và nhà tổ 7 gian tạo thành hình chữ “Công” sân chùa còn có 3 ngọn tháp cao ba tầng. Là ngôi chùa cổ, tương truyền có từ đời nhà Lý và là chốn tổ của phái Tao Động, một Thiền phái lớn của Phật giáo Việt Nam.

Tượng Phật ngồi lưng vua hay còn có tên gọi khác là Vua sám hối. Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc của bức tượng bắt nguồn từ thời vua Lê Hy Tông (1663-1716), vị vua thứ 10 của nhà Lê trung hưng. Năm 1678, vua ra sắc lệnh đuổi hết tăng ni lên rừng, ai ngoan cố không rời khỏi kinh thành sẽ bị khép vào trọng tội và đem xử trảm khiến Phật giáo thời kỳ này rơi vào thảm cảnh. Thiền sư Chân Dung Tông Diễn, Tổ thứ hai của thiền phái Tào Động Việt Nam, thấy vậy đã dâng lên vua một chiếc hộp nói là ngọc quý, nhưng thực chất bên trong là một tờ sớ ghi lại những điều lợi cho xã hội mà Phật giáo mang lại. Nội dung bên trong chủ yếu nói về việc “đời Lý, Trần các vua vì hết sức coi trọng đạo Phật mà quốc gia thịnh trị, khiến người ta biết ăn uống đúng mực, không sân si, không giết người cướp của, nó như một viên ngọc quý của quốc gia”.

Tượng Phật ngồi lưng vua hay còn có tên gọi khác là Vua sám hối. Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc của bức tượng bắt nguồn từ thời vua Lê Hy Tông (1663-1716), vị vua thứ 10 của nhà Lê trung hưng. Năm 1678, vua ra sắc lệnh đuổi hết tăng ni lên rừng, ai ngoan cố không rời khỏi kinh thành sẽ bị khép vào trọng tội và đem xử trảm khiến Phật giáo thời kỳ này rơi vào thảm cảnh. Thiền sư Chân Dung Tông Diễn, Tổ thứ hai của thiền phái Tào Động Việt Nam, thấy vậy đã dâng lên vua một chiếc hộp nói là ngọc quý, nhưng thực chất bên trong là một tờ sớ ghi lại những điều lợi cho xã hội mà Phật giáo mang lại. Nội dung bên trong chủ yếu nói về việc “đời Lý, Trần các vua vì hết sức coi trọng đạo Phật mà quốc gia thịnh trị, khiến người ta biết ăn uống đúng mực, không sân si, không giết người cướp của, nó như một viên ngọc quý của quốc gia”.

Tương truyền sau khi đọc xong, nhà vua chợt bừng tỉnh, lập tức cho mời nhà sư vào triều để cúi mình tạ lỗi, thu hồi lại sắc lệnh cấm Phật giáo. Vua Lê Hy Tông hứa với thiền sư Tông Diễn rằng, ông sẽ sửa mình và cho người tạc bức tượng Phật ngồi lưng vua đặt trong chùa Hòe Nhai. Đây là pho tượng độc nhất vô nhị trong các tác phẩm điêu khắc của Phật giáo.

Tương truyền sau khi đọc xong, nhà vua chợt bừng tỉnh, lập tức cho mời nhà sư vào triều để cúi mình tạ lỗi, thu hồi lại sắc lệnh cấm Phật giáo. Vua Lê Hy Tông hứa với thiền sư Tông Diễn rằng, ông sẽ sửa mình và cho người tạc bức tượng Phật ngồi lưng vua đặt trong chùa Hòe Nhai. Đây là pho tượng độc nhất vô nhị trong các tác phẩm điêu khắc của Phật giáo.

Dáng quỳ gối phủ phục sát mặt đất của tượng vua thể hiện một sự quy phục tuyệt đối. Đó là sự hối lỗi chân thành, một sự thay đổi xuất phát từ sâu sắc trong tim chứ không gượng ép và do đó đây là một sự nhận lỗi, sửa sai chứ không phải là một sự trừng phạt.

Dáng quỳ gối phủ phục sát mặt đất của tượng vua thể hiện một sự quy phục tuyệt đối. Đó là sự hối lỗi chân thành, một sự thay đổi xuất phát từ sâu sắc trong tim chứ không gượng ép và do đó đây là một sự nhận lỗi, sửa sai chứ không phải là một sự trừng phạt.

Ngôi chùa có sáu lớp tượng Phật tại khu chính điện. Ở gian ngoài còn có tượng hộ pháp, Ngọc Hoàng cùng Nam Tào, Bắc Đẩu… như thường thấy ở các chùa Việt.

Ngôi chùa có sáu lớp tượng Phật tại khu chính điện. Ở gian ngoài còn có tượng hộ pháp, Ngọc Hoàng cùng Nam Tào, Bắc Đẩu… như thường thấy ở các chùa Việt.

Hệ thống tượng Phật ở đây được giới khảo cổ gia ghi nhận là đa dạng về chất liệu như gỗ quý, đất nện, đồng hun.

Hệ thống tượng Phật ở đây được giới khảo cổ gia ghi nhận là đa dạng về chất liệu như gỗ quý, đất nện, đồng hun.

Bên cạnh pho tượng kép nổi tiếng, trong chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng cổ độc đáo khác như tượng Thích Ca sơ sinh, bộ tượng Dược Sư tam tôn cổ nhất Việt Nam, Hoa Nghiêm tam thánh…

Bên cạnh pho tượng kép nổi tiếng, trong chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng cổ độc đáo khác như tượng Thích Ca sơ sinh, bộ tượng Dược Sư tam tôn cổ nhất Việt Nam, Hoa Nghiêm tam thánh…

Trong chùa còn có 28 văn bia, cổ nhất là tấm bia có niên đại từ năm 1703. Nội dung trong tấm bia nhắc tới vị trí chùa Hòe Nhai ngày trước, giúp các nhà khảo cổ xác định được địa điểm chiến thắng của nhà Trần trước quân Nguyên, giải phóng kinh thành.

Trong chùa còn có 28 văn bia, cổ nhất là tấm bia có niên đại từ năm 1703. Nội dung trong tấm bia nhắc tới vị trí chùa Hòe Nhai ngày trước, giúp các nhà khảo cổ xác định được địa điểm chiến thắng của nhà Trần trước quân Nguyên, giải phóng kinh thành.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những trải nghiệm đêm phải thử một lần trong đời tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Media 23:29 20/12/2024

Lễ dâng đăng diễn ra vào các buổi tối thứ 7 hàng tuần và show nhạc nước ứng dụng các công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới – đó là vài trong các trải nghiệm đêm hấp dẫn du khách tại núi Bà Đen, Tây Ninh.

Chùm ảnh những người bạn sen "Cực Lạc" hội ngộ trong đêm hoa đăng khánh đản Đức Phật A Di Đà

Media 19:15 19/12/2024

Đêm hoa đăng tại chùa Vạn Đức - TP.Thủ Đức được chư Tăng tại trú xứ tổ chức với tinh thần truyền đăng tục diệm, tiếp nối dòng chảy Đạo tràng Cực lạc Liên hữu, nhằm tạo động lực để hành giả niệm Phật có đủ bi, trí, dũng mang ánh sáng tình thương cùng sự hiểu biết của mình làm lợi ích cho tự thân và tha nhân.

Thiêng liêng lễ hoa đăng vía Đức Phật A Di Đà tại chùa Quốc Ân Khải Tường

Media 12:45 18/12/2024

Ngày 17/12/2024 (nhằm 17/11 Giáp Thìn), tại chùa Quốc Ân Khải Tường, tỉnh Đồng Nai, lễ hoa đăng kính vía Đức Phật A Di Đà đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và thiêng liêng.

Hội đồng Chứng minh Đại nghị lần thứ II và trang nghiêm Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ

Media 16:01 10/12/2024

Sáng 10-12, tại Văn phòng Đức Pháp chủ - Việt Nam Quốc Tự (TP.HCM), Hội đồng Chứng minh GHPGVN đã tổ chức Đại nghị lần thứ II dưới sự chủ trì của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN.

Xem thêm