Chùa Huyền Không Sơn Thượng: Không gian toát ra “ngôn ngữ thầm lặng” nơi xứ Huế
Hòa Thượng Giới Đức chia sẻ: “Tôi kiến tạo Rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng, cốt ý là hòa mình vào thiên nhiên, ẩn hiện trong cây rừng đá núi, cố gắng thật tự nhiên như không hề có bàn tay của con người, phải toát ra cái “ngôn ngữ thầm lặng” mà ta muốn gởi gắm, muốn hiến tặng cho cuộc đời.”
Huyền Không Sơn Thượng không chỉ là chốn thanh tịnh mà còn có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Ngôi chùa được bao quanh bởi rừng thông xanh tươi khoảng 50ha, đường dẫn vào chùa uốn lượn tựa cổ tích.
Chùa Huyền Không ở Lăng Cô, Phú Lộc, dưới chân đèo Hải Vân được Hòa thượng Viên Minh và các sư đệ Tịnh Pháp, Trí Thâm, Tấn Căn,… xây dựng vào năm 1973. Do hoàn cảnh đổi thay, vào cuối năm 1978, chùa được dời về thôn Nham Biều, Hương Hồ, Tp Huế và tồn tại cho đến nay. Diện tích đất chuà khoảng gần 8.000 m2.
Nơi đây được bao quanh bởi rừng thông Vạn Tùng Sơn cùng những dãy núi hùng vĩ. Bất cứ ai đặt chân đến địa danh này đều cảm nhận được không khí trong trẻo, mát lành...
Chùa Huyền Không Sơn Thượng không chỉ là nơi tu hành hướng thiện mà còn là nơi dành cho những tâm hồn muốn sống chậm lại và lắng nghe bản thân.
Hòa Thượng Giới Đức cho rằng: từng cụm đá, gốc cây, lùm hoa hoặc góc cảnh trong khuôn viên chùa phải nói lên một số đức tánh nội tâm. Ví dụ: Vững chãi, tự tin, trầm mặc, tự nhiên, ấm cúng, bản lãnh, hạo khí, cô đơn, thanh bình, tĩnh lặng, êm đềm, dân dã…
Quần thể chùa Huyền Không Sơn Thượng bao gồm: Chánh điện, Am mây tía, Nghinh lương đình, Nhà khách, Chúng hòa đường (nhà sinh hoạt), Quá thiện đường (nhà ăn), Tăng xá, Cốc liêu chư Tăng Ni… Chánh điện nằm ở giữa, mái thấp, đơn sơ. Bên trái là nhà đọc sách, bên phải là nhà sinh hoạt, rải rác phía sau là những căn nhà gỗ nhỏ, nơi tiếp khách, nơi luyện bút phô chữ thư pháp.
Thiết kế không gian chùa cũng đơn giản, không quá cầu kì hay tinh xảo. Có lẽ nhờ sự đơn sơ, dung dị mà nơi đây mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, an yên và hài hoà với thiên nhiên xinh đẹp mà tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho xứ Huế mộng mơ.
Âm thanh có thể nói là duy nhất bạn nghe được ở Huyền Không Sơn Thượng là của thiên nhiên. Tiếng thông reo, tiếng lá cây lao xao, tiếng gió đung đưa, tiếng chim hót, tiếng sóc kêu, tiếng gà rừng,… tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên bản giao hưởng đặc biệt.
Hòa Thượng Giới Đức chia sẻ: “Tôi kiến tạo Rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng, cốt ý là hòa mình vào thiên nhiên, ẩn hiện trong cây rừng đá núi, với bố cục sắp xếp một cách tự nhiên, cố gắng thật tự nhiên như không hề có bàn tay của con người! Ngoài ra, có một điều quan trọng nhất là phải toát ra cái “ngôn ngữ thầm lặng” mà ta muốn gởi gắm, muốn hiến tặng cho cuộc đời.”
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ngôi chùa 650 năm tuổi, nằm trên ngọn đồi cao nhất Phnom Penh
Media 11:55 26/10/2024Wat Phnom là ngôi chùa nổi tiếng ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia, nằm trên đỉnh đồi cao nhất thành phố này.
Đêm hoa đăng tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu tại Thiền viện Vạn Hạnh
Media 08:20 20/10/2024Tối 19/10, trong khuôn khổ Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học VN, Hội đồng Quản trị Viện, môn phái tổ đình Tường Vân (Huế) và thiền viện Vạn Hạnh (TP.HCM) đã tổ chức Đêm hoa đăng tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Viện trưởng sáng lập Viện.
Vẻ đẹp bình yên của ngôi cổ tự hơn 700 năm tuổi ở Hải Phòng
Media 10:56 18/10/2024Trải qua hơn 700 năm, chùa Lạng Côn (huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) vẫn giữ được vẻ đẹp yên bình, thanh tịnh, hấp dẫn du khách đến vãn cảnh, dâng hương.
Nhiều bạn trẻ vượt đường xa đến ngôi chùa đặc biệt để cầu an cho cha mẹ
Media 10:43 11/10/2024Nhiều bạn trẻ vượt hàng chục thậm chí hàng trăm cây số từ khắp các tỉnh thành đổ về chùa Bửu Long (toạ lạc tại TP Thủ Đức, TP.HCM), không chỉ là chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc tuyệt mỹ mà còn để cầu an cho cha mẹ nhân mùa dâng y Katina.
Xem thêm