Thứ sáu, 21/12/2018, 15:35 PM

Chùa Keo: Viên ngọc quý của nền văn hóa Việt Nam

Chùa Keo là ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, một trong những công trình kiến trúc hết sức độc đáo, thuộc hàng đẹp nhất Việt Nam, sẽ là điểm dừng chân thú vị với du khách ghé thăm Thái Bình.

Bài liên quan
Chùa Keo: Viên ngọc quý của nền văn hóa Việt Nam 1

Chùa Keo - Ngôi chùa có kiến trúc đẹp bậc nhất Việt Nam. Ảnh: Việt Anh

Chùa Keo có tên là Thần Quang tự, tọa tại xã Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình. Chùa được xây dựng từ thời Lê thế kỉ XVII, có liên quan tới chùa Nghiêm Quang do thiền sư Không Lộ - Lý triều Quốc sư xây năm 1061 tại Giao Thủy, Nam Định.

Trải qua thăng trầm lịch sử, qua nhiều lần tu tạo, nay chùa vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc vốn có từ hơn 400 năm trước.

Chùa Keo: Viên ngọc quý của nền văn hóa Việt Nam 2

Khuôn viên chùa thoáng và đẹp. Ảnh: Chu Thái Hà

Chùa có khuôn viên rộng với nhiều hạng mục, đến nay còn 17 công trình với 128 gian xây theo kiểu “nội công ngoại quốc”, được làm chủ yếu bằng gỗ lim, mang đậm dấu ấn kiến trúc, điêu khắc thời Hậu Lê.

Chùa Keo: Viên ngọc quý của nền văn hóa Việt Nam 3

Nét cổ kính trên từng mái chùa. Ảnh: Chu Thái Hà

Chùa gồm 2 cụm kiến trúc: Khu chùa thờ Phật, khu đền thờ Không Lộ đại sư. Hàng năm tổ chức 2 kì hội là hội xuân vào mùng 4 tháng giêng và hội thu vào tuần rằm tháng 9 âm lịch, với những nghi thức cổ truyền và nhiều trò chơi dân gian.

Chùa Keo: Viên ngọc quý của nền văn hóa Việt Nam 4

Viên ngọc quý của Thái Bình. Ảnh: Chu Thái Hà

Ngôi chùa đẹp bởi kiến trúc, điêu khắc tinh tế, độc đáo. Chất liệu gỗ lim là nền móng để các nghệ nhân nhà Hậu Lê truyền cảm hứng và sự khéo léo vào đây, tạo thành hệ thống các tác phẩm điêu khắc rất đẹp.

Chùa Keo: Viên ngọc quý của nền văn hóa Việt Nam 5

Gác chuông, điểm nhấn trong kiến trúc chùa Keo. Ảnh: Chu Thái Hà

Điểm nhấn của điêu khắc là bộ cánh cửa ở Tam quan, cao hơn 2m, rộng hơn 1m, khi khép lại tạo thành một bức phù điêu lớn, mang hình “lưỡng long mẫu tử chầu nguyệt”. Bức phù điêu tinh xảo, sống động vô cùng, rồng mẹ thân uốn trong mây, khúc ẩn khúc hiện, bầy rồng con núp sau bóng mẹ.  

Mẹ con rồng mắt hướng về nhìn trăng, toàn thân rồng như bốc lửa, như đốt cháy cả những đám mây và cảnh vật xung quanh.

Chùa Keo: Viên ngọc quý của nền văn hóa Việt Nam 6

Những nét chạm khắc tinh xảo. Ảnh: Chu Thái Hà

Điểm độc đáo phải kể đến là gác chuông cao hơn 11m, với 3 tầng, mái cong cùng các hạng mục được chạm khắc đạt tới độ tinh tế vô cùng, treo 3 quả chuông to ở giữa. Bên cạnh việc lưu giữ được những kiến trúc cổ, chùa Keo còn lưu giữ được nhiều pho tượng lâu đời.

Với giá trị văn hóa, kiến trúc đặc biệt, chùa Keo được nhà nước xếp hạng là "Di tích Quốc gia đặc biệt" .

Để tìm hiểu và chiêm ngưỡng thêm những ngôi chùa trải dọc trên đất nước Việt Nam, mời quý Phật tử đọc thêm tại mục "Chùa Việt" của phatgiao.org.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ngôi chùa cổ đẹp nao lòng bên bờ sông Hậu

Chùa Việt 10:09 10/04/2025

Chùa Nam Nhã nằm bên bờ sông Hậu, có kiến trúc Đông Dương độc đáo, trở thành nơi hành hương và thu hút đông đảo khách du lịch.

Phát hiện chiếc chuông cổ ở chùa Hồng Phúc

Chùa Việt 19:38 08/04/2025

Ngày 19/2/2025, nhằm ngày 22 tháng Giêng, ông Nguyễn Dị Cổ và ông Võ Thái (công chức Văn hóa - xã hội UBND xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn) khi điền dã di tích lịch sử - văn hóa của địa phương đã thấy một chiếc chuông cổ, có thể được đúc vào khoảng năm 1743 ở chùa Hồng Phúc (đường số 1, thôn Hạ Nông Đông).

Khám phá ngôi chùa đẹp, thanh tịnh có nhiều cổ vật ở ngoại thành Hà Nội

Chùa Việt 11:50 08/04/2025

Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 25km, chùa Trung Hậu (hay còn gọi là Tổ đình Trung Hậu, nằm ở thôn Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hút khách tới tham quan, chiêm bái.

Chùa Lâm Dương - đạo quán cổ trên đất làng rèn

Chùa Việt 16:10 06/04/2025

Chùa Lâm Dương nằm bên bờ con sông Nhuệ, thuộc vùng cửa ngõ phía Tây Nam của nội thành Hà Nội. Hệ thống tượng thờ phản ánh đậm nét những tư tưởng của Đạo giáo chính thống, đồng thời cũng thể hiện xu hướng bản địa hóa của Đạo giáo, sự kết hợp với Phật giáo, tín ngưỡng dân gian để đan xen phát triển trong các thời kỳ lịch sử.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo