Thứ sáu, 14/12/2018, 16:53 PM

Chùa cổ Hòe Nhai và bức tượng Vua cõng Phật độc nhất thế giới

Bức tượng Vua cõng Phật trong chùa Hòe Nhai được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen.

Bức tượng kỳ lạ bí ẩn ở chùa Hòe Nhai, Hà Nội.

Bức tượng kỳ lạ bí ẩn ở chùa Hòe Nhai, Hà Nội.

Chùa Hòe Nhai (hay còn gọi là Hồng Phúc tự, nằm ở số nhà 19 phố Hàng Than, quận Ba Đình, Hà Nội) là ngôi chùa cổ, tương truyền có từ đời nhà Lý và là chốn tổ của phái Tào Động, một Thiền phái lớn của Phật giáo Việt Nam

Chùa Hòe Nhai còn là nơi lưu giữ nhiều di vật có giá trị như hệ thống tượng thờ đa dạng, tấm bia đá cổ, mà nhờ có nó, giới sử học đã xác định được vị trí diễn ra trận chiến Đông Bộ Đầu đánh đuổi quân Mông Nguyên, giải phóng kinh đô nhà Trần năm 1258.

Bài liên quan
Một ngôi điện mới được xây dựng tại chùa Hòe Nhai.

Một ngôi điện mới được xây dựng tại chùa Hòe Nhai.

Đặc sắc nhất ở ngôi chùa cổ thời Lý này là bức tượng một vị Phật ngồi trên lưng vua Lê Hy Tông, đặt ở góc phải phía sau của chính điện. Bức tượng này là độc nhất vô nhị, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, có bao nhiêu người được chiêm ngưỡng là bấy nhiêu sự ngỡ ngàng và ngạc nhiên khi được nghe về huyền tích sự ra đời của tượng.

Đó là câu chuyện mang đầy triết lý nhân sinh quan của nhà Phật gắn với tên tuổi của một vị vua trong lịch sử phong kiến Việt Nam - vua Lê Hy Tông.

Tượng Vua cõng Phật độc nhất vô nhị đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness.

Tượng Vua cõng Phật độc nhất vô nhị đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness.

Bức tượng thể hiện hình ảnh một vị vua quỳ sát đất, lưng là nơi an tọa của một nhà tu hành tay kết ấn, vẻ mặt từ bi, thoát tục. Tổng thể pho tượng Phật ngồi trên lưng vua cao hơn 3m. Thoạt nhìn tưởng như đó là một pho tượng Phật liền khối, song thực tế đây là một bức tượng kép gồm 2 phần được khớp vào nhau một cách khéo léo.

Bài liên quan

Có nhiều lý giải khác nhau về nguồn gốc của tác phẩm. Theo tư liệu của chùa Hòe Nhai thì vào thời vua Lê Hy Tông (1663-1716), Phật giáo bị Nho giáo lấn át, vua ban sắc lệnh đuổi hết sư sãi ở các chùa lên rừng, trong đó có thiền sư Tông Diễn. Trước pháp nạn quá nặng nề này, ông đã tìm cách trở lại kinh thành Thăng Long, nhằm giáo hóa vua Lê Hy Tông.

Hòa thượng Tông Diễn đã cải trang, vờ dâng tặng nhà vua một viên ngọc quý nhưng bên trong là một tờ sớ được viết với mong muốn giúp vua Lê Hy Tông ngộ ra được chân lý của Phật giáo. Cách lý giải có tình, có lý trong tờ sớ làm vua Lê Hy Tông bừng tỉnh. Vua đã gặp mặt vị hòa thượng và rút lại sắc lệnh đã ban.

Để thể hiện lòng thành, vua cho người tạc bức tượng lớn tạo hình vua đang phủ phục dưới đất, cõng trên lưng một vị thiền sư đắc đạo là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi thiền trên đài sen. Dáng quỳ gối phủ phục sát mặt đất của tượng vua thể hiện một sự quy phục tuyệt đối. Đó là sự hối lỗi chân thành, một sự thay đổi xuất phát từ sâu sắc trong tim chứ không gượng ép và do đó đây là một sự nhận lỗi, sửa sai chứ không phải là một sự trừng phạt.

Bức tượng là một bài học về sửa bỏ thói hư tật xấu. Ai sống trên đời cũng đều mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng là phải biết nhìn nhận và sửa sai, để được tha thứ. Khi biết nhận lỗi, những người khác sẽ không đánh giá và quy tội nữa.

Bên cạnh tượng Phật ngồi trên lưng vua, chùa Hòe Nhai còn nhiều tượng cổ độc đáo khác như tượng Cửu Long (Thích Ca sơ sinh), bộ tượng Dược Sư tam tôn cổ nhất Việt Nam, cùng với một bộ Hoa Nghiêm Tam thánh...

Tượng Phật chùa Hòe Nhai được đúc với nhiều tư thế khác nhau.

Tượng Phật chùa Hòe Nhai được đúc với nhiều tư thế khác nhau.

Năm 2006, nhân dịp UNESCO công nhận Lễ Phật đản là lễ hội tôn giáo thế giới, nhiều công trình văn hóa Phật giáo đặc sắc khắp châu Á được nhắc đến, trong đó có bức tượng Vua sám hối độc nhất ở Việt Nam, với tạo hình độc đáo. Hiện tượng “vua sám hối” cũng được ghi vào sách kỷ lục Guinness.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ

Chùa Việt 09:28 19/12/2024

Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc.

Độc đáo ngôi chùa cổ ở TP. HCM được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ

Chùa Việt 09:37 18/12/2024

Mất khoảng 20.000 ngày công để gắn hơn 30 tấn mảnh sành, sứ phế liệu lên toàn bộ công trình, chùa An Phú sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam, trở thành ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất TPHCM.

Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM

Chùa Việt 10:02 09/12/2024

Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.

Chiêm ngưỡng nhiều cảnh “độc, lạ” ở chùa Linh Sơn

Chùa Việt 09:37 07/12/2024

Nằm trên gò cao bên triền núi Ba Thê, chùa Linh Sơn có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Từ lâu, nơi đây được xem là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng khắp vùng. Tham quan ngôi chùa trăm năm tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp an yên, thanh tịnh ở đây.

Xem thêm