Thứ bảy, 24/11/2018, 08:02 AM

Cùng chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam

Với 2000 năm trường tồn cùng với những thăng trầm thời gian, chùa Dâu được mệnh danh là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và khoác lên mình những nét kiến trúc độc đáo.

Chùa Dâu còn có các tên gọi khác là: Cổ Châu Tự, Thiên Đình Tự, Thiên Ứng Tự, Chùa Pháp Ân… Chùa tọa lạc ở phía nam đô thành Luy Lâu, nay thuộc làng Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Chùa dâu

Chùa Dâu là trung tâm Phật giáo nên được nhiều nhà tu hành nổi tiếng trên thế giới: Ta Na Da Chi Lưu, Khâu Đà La, Chi Lương Cương, Pháp Hiền… đến tu hành và truyền đạo.

Sách “Thiền Uyển Tập Anh” ghi: Ở Luy Lâu có 20 Bảo Soái độ được hơn 500 vị sư tăng, dịch được 50 bộ kinh phật. Luy Lâu trở thành đất Phật sớm nhất ở nước ta. Từ thế kỷ I, Chùa Dâu đã trở thành trung tâm Phật giáo đầu tiên của dân tộc, là ngôi chùa cổ kính nhất Việt Nam.

Theo một số nguồn sử liệu, chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là trung tâm Phật giáo đầu tiên của người Việt. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa và lập nên một phái Thiền mới.

Chùa Dâu ra đời cùng với truyền thuyết Man Nương. Nhiều học giả cho rằng: Ban đầu chùa Dâu do Sỹ Nhiếp xây dựng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ưới triều vua Trần Anh Tông năm 1313, chùa Dâu được Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi tu bổ thành chùa 100 gian, tháp 9 tầng (nay chỉ còn 3 tầng dưới), cầu 9 nhịp và được tu sửa nhiều lần sau đó.

Kiến trúc nhà Tổ

Chùa Dâu mang kiểu kiến trúc đặc trưng của các ngôi chùa cổ miền Bắc: "Nội công ngoại quốc". Chùa có bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính, gồm tiền điện, thiêu hương và thượng điện.

chua-dau-vinacel-

Nét kiến trúc đặc sắc nhất của chùa Dâu là tòa tháp Hòa Phong nằm ở khoảng sân chùa sau tiền điện. Tháp xây bằng gạch nung già, vốn có 9 tầng nhưng nay chỉ còn ba tầng dưới. Mặt trước tầng hai có gắn bảng đá khắc chữ "Hòa Phong tháp".

tu-phap-2

Tháp xây theo bình đồ vuông, mỗi cạnh tầng một rộng gần 7 m. Mỗi tầng có bốn cửa vòm ở bốn mặt. Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán.

chuadau_bandoc_giaoduc.net.vn07

Trong tháp có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6 m ở bốn góc, phía trên treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817

py2xQz-RJ1pTwynvHM2099xvb4sb1kcW

Về tín ngưỡng, nét đặc biệt của chùa Dâu là ngôi chùa này thờ Tứ pháp, gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Đây là một hệ thống thờ tự độc đáo mang đặc trưng của dòng thiền xứ Kinh Bắc cổ xưa..

14305660065544b47698033

Ngày nay, chùa còn lưu giữ khoảng 100 tượng thờ các loại, trong đó có nhiều tác phẩm mẫu mực của nền điêu khắc cổ Việt Nam.

Điều tạo nên sự độc đáo trong kiến trúc của chùa Dâu là tháp xây giữa chùa. Tháp Hòa Phong được dùng để tế lễ, cầu trời phật cho mưa thuận gió hoà. Trong khu vực chùa Dâu còn có một cái giếng to tròn: Tương truyền là dấu tích chiếc gậy của Khâu Đà La tặng Man Nương. Man Nương đã chọc gậy xuống đất tạo thành giếng làm cho nước phun ra, lấy nước chống hạn cho dân. Vì lẽ đó mà người xưa đã xây tháp hoà phong để kỷ niệm về sự kỳ diệu đó chăng?

Chùa Dâu còn nổi tiếng về điêu khắc với những mảng chạm: Tòa sen, các hình rồng, 101 pho tượng và những di vật trong tháp hoà phong: chuông đồng đúc năm 1793, khánh đồng đúc năm 1817… Chùa Dâu cùng với các chùa: Thành Đạo, Phi Tướng, Phương quan thờ tứ pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, cùng chùa tổ Nghiêm Phúc Tự (chùa tổ Man Nương) hợp thành một hệ thống nhất.

Chùa Dâu đã trở biểu tượng lịch sử của người dân Kinh Bắc. Đặc biệt hơn chùa Dâu đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam vào năm 2013. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa làm bằng gỗ lim ở Hà Tĩnh

Media 11:45 24/12/2024

Chùa Trúc Lâm Thanh Lương tọa lạc ở xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa trước đây tên Thanh Quang Tự do cụ Tổ dòng họ Phạm Nhật khai sáng vào thời Hậu Lê. Ngôi chùa xưa đã hư hỏng nặng. Năm 2008, ông Phạm Nhật Vượng đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa và đổi tên Chùa Trúc Lâm Thanh Lương.

Những trải nghiệm đêm phải thử một lần trong đời tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Media 23:29 20/12/2024

Lễ dâng đăng diễn ra vào các buổi tối thứ 7 hàng tuần và show nhạc nước ứng dụng các công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới – đó là vài trong các trải nghiệm đêm hấp dẫn du khách tại núi Bà Đen, Tây Ninh.

Chùm ảnh những người bạn sen "Cực Lạc" hội ngộ trong đêm hoa đăng khánh đản Đức Phật A Di Đà

Media 19:15 19/12/2024

Đêm hoa đăng tại chùa Vạn Đức - TP.Thủ Đức được chư Tăng tại trú xứ tổ chức với tinh thần truyền đăng tục diệm, tiếp nối dòng chảy Đạo tràng Cực lạc Liên hữu, nhằm tạo động lực để hành giả niệm Phật có đủ bi, trí, dũng mang ánh sáng tình thương cùng sự hiểu biết của mình làm lợi ích cho tự thân và tha nhân.

Thiêng liêng lễ hoa đăng vía Đức Phật A Di Đà tại chùa Quốc Ân Khải Tường

Media 12:45 18/12/2024

Ngày 17/12/2024 (nhằm 17/11 Giáp Thìn), tại chùa Quốc Ân Khải Tường, tỉnh Đồng Nai, lễ hoa đăng kính vía Đức Phật A Di Đà đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và thiêng liêng.

Xem thêm