Chùa Khmer hơn 130 năm tuổi sắp thành điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL
Ngày 29/11 sắp tới, chùa Xiêm Cán tọa lạc tỉnh Bạc Liêu sẽ được ngành chức năng công bố trở thành điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long.
Chùa Xiêm Cán tọa lạc xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, cách trung tâm thành phố khoảng 12 km. Chùa được khởi công vào năm 1887, do Hòa thượng Lâm Mau trụ trì xây dựng.
Chùa được xây dựng trên diện tích rộng gần 50.000 m2, được xem là ngôi chùa lớn nhất miền Tây. Chùa Xiêm Cán mang kiến trúc Angkor Khmer truyền thống, là một di tích văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer tại Bạc Liêu.
Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, được thực hiện cầu kỳ tại hầu hết hạng mục như cổng, mái vòm, tường, cột…
Các mảng phù điêu được chạm khắc tinh xảo với những đường nét cong lượn, màu sắc hoa văn đặc trưng của văn hóa truyền thống Khmer Nam bộ.
Bên trong sân chùa có bức tượng Phật trong tư thế nằm (nhập niết bàn). Đây là nơi để du khách thập phương chiêm bái khi đến chùa Xiêm Cán.
Chùa có khắc tượng hình mô phỏng cảnh thái tử Sidatta qua sông tìm đường giác ngộ. Theo Ban trị sự chùa Xiêm Cán, tên gọi “Xiêm Cán” mang nghĩa là “giáp nước”, ý nói một ngôi chùa ngự trên một vùng đất ngay bên cạnh bãi bồi ven biển.
Chánh điện chùa hình chữ nhật, được xây dựng ngay giữa khuôn viên theo ba cấp nền cao 4 m và 18 bậc thang để đi lên. Các hạng mục của chánh điện được thi công tinh xảo với lối trang trí hoa văn đặc trưng.
Giữa chánh điện là một bệ tượng hình bán nguyệt cao gần 2 m, được chia thành nhiều bậc thờ tượng Phật Thích Ca.
Chùa hiện duy trì việc tổ chức lớp học văn hóa Khmer. Người Khmer quan niệm thanh niên tu học để đền ơn cha mẹ và để tu tâm, dưỡng tánh, tạo phước lành cho người khác.
Độc đáo giảng đường trăm cột, hơn trăm tuổi trong ngôi chùa cổ Bạc Liêu
Trong thời gian tu học, các chú tiểu sẽ sống và sinh hoạt tại chùa như ngôi nhà thứ hai của mình.
Chùa Xiêm Cán là nơi quy tụ đồng bào phật tử người Khmer Nam bộ nói chung, đồng bào Khmer tại Bạc Liêu nói riêng đến sinh hoạt, chiêm bái. Ngoài ra, từ lâu nơi này trở thành điểm đến tham quan, thăm viếng của du khách nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Việc được công nhận là điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL góp phần thu hút khách tham quan, qua đó quảng bá nét đẹp kiến trúc, văn hóa của người Khmer đến đông đảo du khách.
Chùa Xiêm Cán nằm tại xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu. Ảnh: Google Maps.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi
Chùa Việt 10:58 31/10/2024Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi.
Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng
Chùa Việt 20:32 30/10/2024Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận
Chùa Việt 12:30 30/10/2024Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…
Xem thêm