Chùa làng: những ký ức không phai
Hôm nay tình cờ chúng con đọc được vài câu thơ “Nhớ chùa” của Thiền sư Mãn Giác:
Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông.
Câu thơ kết thúc với bao nhiêu là sự hoài vọng:
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông”
Lòng chúng con thấy bồi hồi làm sao nhớ về ngôi chùa làng ngày xưa trên ngôi nhà sàn nhỏ cũng có câu thơ này. Ngôi chùa làng nghe sao da diết quá, kho tàng dân gian luôn chất chứa những hình ảnh mái chùa làng thân thương qua hàng ngàn năm đạo Pháp và truyền thống văn hóa dân tộc. Nhớ làng quê, trong làng quê có chùa - nỗi nhớ thương da diết, sự gắn kết vĩ đại quê hương, dân tộc. Làng quê xưa lũy tre thấp thoáng, đường đất ngoằn ngoèo, xa xa mái chùa sừng sững trong cõi yên lặng của đất trời.
Chúng con sinh ra và lớn lên ở làng quê nghèo, tuổi thơ lớn lên cũng trong tiếng hát ru của mẹ, cũng trong những câu kinh tiếng kệ. Ký ức chùa làng đã in dấu trong tâm trí của bao thế hệ với hình ảnh quý thầy cô hiền từ với tiếng chuông chùa mỗi sớm, mỗi chiều vang lên trong không gian quê yên bình, như nhắc nhở mọi người hãy sống thuận hòa, chăm lo cày cấy để có cuộc sống no ấm.
Trong trí nhớ của chúng con, cứ mỗi ngày rằm, mồng một theo ngoại đội một thúng chuối trên đầu, chúng con theo sau ngoại về chùa cúng Phật. Ngoại lạy Phật đếm cây nhang, cứ một lạy ngoại bỏ một cây nhang sang một bên, chúng con cứ thế lạy Phật theo ngoại.
Vào những ngày lễ lớn, Phật đản hay Vu lan, mẹ cầm chiếc đèn pin mờ mờ dẫn chúng con về chùa dự lễ, trời tối đen như mực, nhà cửa không san sát như bây giờ, chỉ cần nghe một tiếng gì xào xạc cũng sợ đến khiếp, lúc đó vừa đi nhưng tay níu áo mẹ ghì chặt không rời, chỉ một nỗi sợ hãi là ma.
Thuở ấy, ngôi chùa làng thật đơn sơ và giản dị, nơi chánh điện có tôn tượng Đức Bổn Sư đã phai màu theo năm tháng nhưng dường như không phai tình yêu thương mái chùa nơi đây. Chùa không có thầy trụ trì, mà chỉ có người trông coi, hộ tự có nhiệm vụ chăm sóc, quét dọn, dâng hương hoa thờ cúng.
Vào những dịp lễ lớn, mấy bác trong ban hộ tự mới thỉnh được chư Tăng về dự lễ. Chúng con nhớ được Ôn Minh Nghĩa về quy y Tam bảo cho chùa chúng con, lúc đó rất đông thiện nam tín nữ quy y. Ôn cho chúng con pháp danh là Thông Huyền. Pháp danh này đi cùng con trên con đường học đạo cũng gần gần 30 năm rồi, lúc đó thật ra chưa hiểu rõ là gì nhưng hình bóng Tăng-già hiện hữu ở ngôi chùa đã bao lâu rồi không có bóng quý ngài thực sự đó là một hình ảnh đẹp đầu đời được cảm nhận.
Chúng con được tham gia Gia Đình Phật tử, được theo học những giáo lý qua những trò chơi, văn nghệ. Những ngày lễ được cắm trại, sân chùa lúc đó còn là nền đất phù sa, chúng con chơi, chạy bụi bay mịt mù. Sau những kỳ trại ai cũng không nói ra tiếng vì hát hò, réo nhau trong những trò chơi…
Mới đó thôi, ấy thế mà đã gần 30 mươi năm đi qua rồi. Cuộc sống chuyển biến theo thời gian, mỗi người có một đời sống riêng, tìm lại những thời gian và khoảng khắc đó khó quá. Nhưng, mỗi người đều khắc vào tim mình những ký ức đẹp, đó là những hành trang để vững bước trên con đường xây dựng tương lai.
Chúng con là lớp hậu bối, nhưng may mắn khi vẫn còn được thừa hưởng những tinh hoa, những tinh thần Phật pháp mà những vị tiền bối đã truyền thừa và tiếp nối. Chúng con được cảm nhận và hiểu được những lời kể qua các bậc tiền bối, những vị ngoài tuổi bát tuần, bao nhiêu nước mắt và có cả máu đổ xuống dưới hiên chùa, nhưng tinh thần Đạo Pháp vẫn ngút trời.
Phật giáo và dân tộc Việt Nam trải qua bao thăng trầm, từ thời khai sơ dựng nước đến ngày hôm nay, nơi ngôi chùa làng của chúng con cũng đã kinh qua biết bao là chông gai, thăng trầm, biết bao là thế hệ bao nhiêu lớp người, các bậc tôn túc, các bác, các anh, các chị - những người góp công xây nên ngôi chùa, những người đã vượt lên tất cả chướng duyên dù lớn hay nhỏ nhất - với tâm niệm nhất như là phụng sự Đạo Pháp.
Ngã ba sông vẫn còn đó, bao lớp người đã đi qua, có người vẫn còn hiện diện với chúng con, có người thì không còn nữa, giờ đây mọi thứ đã thay đổi nhiều, mảnh đất mầu nhiệm, linh thiêng, cái hồn sĩ khí còn đó, thương lắm, thương nhiều đến chừng khi nghĩ về khóe mắt lại cay cay. Ai đi xa nhớ quay về, xa xôi nhớ tin về.
Chúng con kính gởi nén tâm hương lòng biết ơn đến các bậc Tăng sĩ, những vị đã nằm xuống để lại những tinh hoa đẹp nhất cho đời.
Ngã ba sông bao năm còn đó.
Giáo pháp Phật hòa vào hồn dân tộc
Người đi người ở theo năm tháng
Có nhớ chốn xưa nhớ quay về
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tin Phật trong ta
Phật pháp và cuộc sống 08:00 22/12/2024Khó khăn không nản chí/ Thuận lợi chẳng kiêu căng/ Tu trí tuệ giúp người/ Tâm Phật luôn soi sáng/Phúc lạc đời an yên...
Tâm tưởng
Phật pháp và cuộc sống 07:02 22/12/2024Phải chăng Tâm sinh Tướng, tướng cũng tác hưởng đến tâm nếu tâm không làm chủ cảm xúc, hạn chế mọi cảm thọ và ý tưởng tiêu cực. Tâm là đại dương, Tưởng chỉ là gợn sóng, nếu tưởng bị ô nhiễm thì một góc nào đó của đại dương cũng bị vẩn đục.
Cứu sống người bà bệnh viện "trả về" nhờ tụng Kinh Địa Tạng
Phật pháp và cuộc sống 12:29 21/12/2024Gia đình tôi ai cũng vui mừng khôn siết, và hết lòng cảm ân Phật Pháp đã cứu sống bà. Kinh Địa Tạng quả là vi diệu không thể nghĩ bàn.
Khẩn thiết niệm Quan Thế Âm Bồ tát, chồng liền hết bệnh
Phật pháp và cuộc sống 09:30 21/12/2024Mong rằng qua câu chuyện này của tôi, các bạn sẽ càng có niềm tin mạnh mẽ hơn vào Phật Pháp, tin sâu nhân quả, luôn nhớ đến danh hiệu ngài Quan Âm mà tụng niệm để được thoát khổ, được giải thoát đúng như theo lời kinh Phổ Môn.
Xem thêm