Chùa làng Đại Bình
Làng cổ Đại Bình một trong những ngôi làng đẹp nhất nhì miền Trung nói riêng, cả nước nói chung với nhiều truyền thuyết kỳ bí và hấp dẫn về giếng tiên, rừng cấm, suối ào ào, bàn cúng, ngọn nước...
Làng quê Việt Nam vốn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa và ký ức cộng đồng của dân tộc ta. Ký ức chùa làng quê được thi sĩ Huyền Không diễn tả:
"Thấp thoáng đâu đây cảnh tượng làng.
Có con đường nhỏ chạy lang thang
Có hàng tre gọi hồn sông núi
Im lặng chùa tôi ngập nắng vàng"
Chùa làng quê của từng vùng, từng miền trong cả nước lại có những nét đặc trưng rất riêng. Như làng cổ Đại Bình, thôn Đại Bình, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam là một ví dụ điển hình.
Có thể nói làng cổ Đại Bình một trong những ngôi làng đẹp nhất nhì miền Trung nói riêng, cả nước nói chung với nhiều truyền thuyết kỳ bí và hấp dẫn về giếng tiên, rừng cấm, suối ào ào, bàn cúng, ngọn nước...
Nét đẹp hồn hậu mộc mạc của làng thể hiện rõ nét qua mấy vần thơ của thi sĩ Tường Linh
"Đại Bình quê ngoại đẹp như tranh,
Hoa bốn mùa tươi quả ngọt lành.
Trước bãi lửng lờ dòng nước biếc
Sau đồng hùng vĩ rặng non xanh."
Một trong những ngôi nhà tâm linh quan trọng mà những ai từng ghé thăm làng cổ Đại Bình, đều không quên dừng chân giây phút để tâm hồn tĩnh lặng trước cảnh thiền môn u tịch thanh bình yên ắng của chùa Đại Bình. Chùa Đại Bình nằm giữa làng Đại Bình (Đại Bường) với kiến trúc khá đơn sơ kiểu các chùa miền Trung xứ Quảng. Hai trụ chính giữa cổng tam quan chùa khắc hai câu đối chữ Hán, mỗi câu tám chữ ( chỉ Bát chánh đạo) với hai chữ đầu là "Đại" và " Bình" :
"Đại Phật từ bi khai diễn chân thường
Bình tâm hỷ xả tế độ chúng sinh "
Nghĩa: Phật lớn từ bi trải rộng, nói pháp chân thật thường hằng.Tâm an bình luôn hỷ xả để cứu giúp chúng sinh. Hai trụ nhỏ ngoài bìa cổng tam quan cũng khắc hai câu đối chữ Hán mỗi câu bảy chữ (chỉ Thất giác chi):
"Nhất trần bất nhiễm Bồ Đề lộ
Vạn thiện đồng quy Bát Nhã môn"
Nghĩa: Mộ chút bụi trần cũng không nhiễm con đường Bồ Đề. Tất cả các việc đều chầu về cửa Bát Nhã. Qua Cổng Tam quan là đến trước tượng Quan Âm Bồ Tát lộ thiên với khuôn mặt hiền từ nhân hậu như sẵn sàng cứu giúp chúng sinh khổ nạn. Đứng trước bậc cấp tiền đường chùa, ta bắt gặp hai câu đối viết bằng tiếng Việt rất hay và chuẩn:
"Tiếng trống giọng chuông khuya sớm dắt người qua bể khổ Câu kinh tiếng kệ tháng ngày giục khách lánh sông mê."Trong chính điện có hai câu đối chữ Hán, tán dương Đức Phật và giáo pháp vi diệu của Ngài:
"Phật từ quảng đại phước trí trang nghiêm vạn loại hàm khể thủ
Pháp lực vô biên hiển mật viên dung bách tính cộng quy y"
Nghĩa: Lòng từ bi của Đức Phật thật rộng lớn, phước đức trí huệ trang nghiêm, mọi hàm linh đều cúi đầu. Sức mạnh của Phật pháp là vô biên, Hiển giáo và Mật giáo viên dung, trăm nhà đều quy y.
Gian giữa chính điện thờ Phật Thích Ca, tượng Phật cổ bằng đồng kiểu ngồi cũng được thờ ở gian này. Phía trên có khắc bốn chữ: Đại Hùng Bửu Điện. Gian bên phải thờ Quan Âm Bồ Tát phía trên có khắc bốn chữ: Phật nhựt tăng huy. Gian bên trái thờ Địa Tạng Bồ Tát, phía trên khắc bốn chữ: Pháp luân thường chuyển.
Nhiều năm nay, dưới sự quản lý, chăm lo của Thượng Tọa Hạnh Tuệ, Sư cô Thanh Quế và Ban hộ tự, chùa Đại Bình thuộc Đạo tràng Minh Trần thật sự là nơi tu tập, làm nhiều công đức phước lành cho bá tánh gần xa; là che chở tâm linh, chỗ nương dựa tinh thần cho những người dân thôn quê hồn hậu, chất phác và vô cùng hiếu khách của vùng quê xứ Quảng yên bình mến thương này.
Liên hệ chùa: TT. Thích Hạnh Tuệ 0903782790; Đồng Thắng Trần Kim Đắc 0902623630.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật
Chùa Việt 15:18 19/11/2024Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.
Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai
Chùa Việt 09:00 19/11/2024Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa
Chùa Việt 16:47 18/11/2024Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.
Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang
Chùa Việt 08:50 18/11/2024Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.
Xem thêm