Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/04/2019, 09:58 AM

Chùa Thầy chốn tổ của Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Với lợi thế phong cảnh hữu tình, thiên nhân hòa hợp khiến cho những ai đã từng đến chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội) đều không thể nào quên…

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo 

Chùa Thầy 12

Không gian chùa Thầy mang lại những cảm giác thực sự khác lạ với những ai ghé thăm nơi đây đó là sự yên bình, tĩnh tại của chốn thiền tự, đó là cảm giác trong lành bình yên của cảnh quan nơi đây. Chùa Thầy còn được gọi với các tên gọi khác như Thiên Phúc Tự, chùa Phật Tích, chùa Sài Sơn, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh từng trụ trì. Trong thời gian Thiền sư trụ trì, Thiên Phúc Tự chỉ là một thảo am nhỏ.

Chùa thường được gọi là chùa Thầy bởi vì chùa thờ ngài Từ Đạo Hạnh. Ngài về chùa tu nên ngài là sư tổ đầu tiên. Sở dĩ ngài là thầy chùa tại đây vì ngài là thầy lang bốc thuốc, hái lá chữa bệnh cho dân và thầy dạy nguồn gốc múa rối nước cho người dân nên người dân nể phục và gọi ngài bằng tư “Thầy”...từ đó chùa cũng được gọi là chùa Thầy.

chùa Thầy 2

Sách Đại Việt Sử ký toàn thư chép, Lý Nhân Tông (1072 - 1128) không có con nên Từ Đạo Hạnh đầu thai làm con trai để duy trì cơ nghiệp nhà Lý. Tại núi Sài vào năm 1116, Từ Đạo Hạnh thoát xác ngay trước khi Lý Dương Hoán ra đời (tức vua Lý Thần Tông), về sau vua Lý Thần Tông cho khởi dựng chùa Thầy bên núi Sài.

Đến vua Lý Nhân Tông cho tôn tạo Thiên Phúc Tự theo lối kiến trúc hình chữ "Tam" gồm: Chùa Hạ, chùa Giữa, chùa Thượng, ba lớp - ba tòa nằm song song với nhau. Tòa ngoài gọi là nhà Tiền tế (chùa Hạ), Tòa giữa là Trung điện (chùa Trung), Tòa trong cùng là Thượng điện (chùa Thượng), tại đây thờ pho tượng Thiền sư Từ Ðạo Hạnh đặt trong giá gương sơn son thiếp vàng.

Theo thuyết phong thủy, núi Sài là con rồng lẻ đàn (Quái Long) mà sân chùa là lưỡi Rồng, Thủy Đình là hòn ngọc, xung quanh “thập lục kỳ sơn” Quy, Phượng về chầu. Ngay trước chùa Hạ có hồ Long Trì - ao Rồng, nơi từng là giảng đường cho K22 khoa Ngữ văn chúng tôi “tọa thiền” học chính trị.

chùa Thầy 3

Giữa hồ có Thủy đình để biểu diễn rối nước, hai bên tả, hữu có Nhật Tiên Kiều (cầu Nhật Tiên) và Nguyệt Tiên Kiều (cầu Nguyệt Tiên), do Hoàng Giáp Phùng Khắc Khoan cung tiến, xây dựng năm 1602. Nay đứng bên này hồ nhìn sang chỉ thấy Thủy đình, toàn bộ 3 tòa Hạ, Trung, Thượng điện đã bị những tòa nhà cao tầng che khuất, nghĩa là sau 900 năm khởi dựng, đến đầu thế kỷ XXI người ta cưỡng đoạt 100% không gian lịch sử phía mặt tiền của chùa Thầy.

Chùa Thầy có ba tòa nằm song song với nhau, toà ngoài gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Toà giữa là trung điện hay chùa Trung, toà trong cùng là thượng điện, thờ các hóa thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh, diễn tả ba "kiếp" của Từ Đạo Hạnh: Tăng, Phật và Đế vương. Phía sau chùa có lầu chuông, lầu trống. Phía trước chùa là sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu.

Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất.

chùa Thầy 5

Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Ống muống để tượng Bát bộ Kim Cương. Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương. Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà thánh, để tượng Di Đà tam tôn, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, tượng cha mẹ thiền sư Từ Đạo Hạnh.

chùa Thầy 6

Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây gạo, nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được thay bởi cây đa.

Từ sân này có hai cầu là Nhật Tiên và Nguyệt Tiên nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602. Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi.

Chùa Thầy 7

Qua cầu Nguyệt Tiên nối với con đường lên núi. Trên núi có chùa Cao, vốn là Hiển Thụy am, còn có tên là Đỉnh Sơn Tự, là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh đến tu đầu tiên.

chùa Thầy 8

Trên vách chùa còn khắc những bài thơ tức cảnh của Nguyễn Trực và Nguyễn Thượng Hiền. Tương truyền rằng động Phật Tích ở sau chùa là nơi Ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông, nên còn gọi là hang Thánh Hóa.

chùa Thầy 9

Từ chùa Cao, đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ, là nơi tình tự của trai gái ngày xưa trong những ngày hội hè, như ca dao đã ghi lại: Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ/ Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy.

Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm. Trong ngày hội, nhiều tăng ni từ các nơi khác trong vùng cùng về đây dự lễ trong những bộ cà-sa trang trọng, tay cầm gậy hoa, miệng tụng kinh trong tiếng mõ trầm đều. Lễ cúng Phật và trai đàn - một diễn xướng có tính chất tôn giáo - được thực hiện có sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc. Nhưng hội chùa Thầy không chỉ có những nghi thức tôn giáo. Ở đây còn có trò múa rối nước mang đậm sắc thái dân gian mà ngày nay có tiếng vang ở nhiều nước.

Chùa Thầy 11
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Xem thêm