Chùa Trấn Quốc: Điểm đến tâm linh dịp Tết đến xuân về
Tết không chỉ mang ý nghĩa tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới mà còn mang đậm tính tâm linh, tín ngưỡng. Ngoài phong tục thờ cúng tổ tiên, người dân thường đi lễ chùa để cầu may mắn, bình an cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Chùa Trấn Quốc không chỉ là nơi dâng lễ, cầu an của các Phật tử mà còn là chốn vãn cảnh lý tưởng cho du khách. Ngôi chùa nổi tiếng bởi sự linh thiêng cùng lối kiến trúc độc đáo của Phật giáo, được ví là “viên ngọc” giữa Hồ Tây (TP Hà Nội) mênh mông sóng nước. Vì vậy, chùa Trấn Quốc sẽ là địa điểm tâm linh lý tưởng để du khách thập phương thực hiện điều đó.
Nép mình trầm mặc trên con đường Thanh Niên tấp nập và từng là trung tâm Phật giáo của Thăng Long dưới thời Lý - Trần, ngôi chùa cổ Trấn Quốc với hơn 1500 tuổi tọa lạc trên một hòn đảo phía Đông của Hồ Tây. Du khách đến với chùa Trấn Quốc vào những ngày dịp đầu xuân sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh sắc nơi đây. Bao quanh chùa là làn nước xanh biếc, chẳng khác gì một bức tranh thủy mạc.
Đi qua bao năm tháng thăng trầm của thế sự, chùa Trấn Quốc như một minh chứng hữu hình cho vẻ đẹp tín ngưỡng dân tộc, gìn giữ đầy đủ những nét đặc trưng trong văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, chùa như một tòa sen khổng lồ nở rộng giữa hồ nước trong xanh.
Chùa Trấn Quốc đã trải qua rất nhiều lần trùng tu, diện mạo có phần thay đổi, quy mô và kiến trúc của chùa hiện giờ là kết quả của một đợt trùng tu lớn năm 1815. Tổng diện tích chùa khoảng hơn 3000m2, bao gồm vườn tháp, nhà tổ và thượng điện.
Điểm nhấn tạo nét riêng cho chùa Trấn Quốc chính là vườn tháp với nhiều tháp cổ. Nổi bật là Bảo Tháp lục độ đài sen gồm 11 tầng, cao 15 m, mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý và đỉnh Tháp là đài sen 9 tầng cũng bằng đá quý.
Nằm giữa khuôn viên chùa là Tiền đường được xây theo hướng Tây. Hai bên có dãy hành lang nối dài là Thượng điện và nhà Thiêu hương. Sân trước chùa có một cây bồ đề cao, xòe tán rộng tỏa bóng mát.
Khi viếng thăm chùa Trấn Quốc, ta như được đi ngược về lịch sử, khám phá kho tàng Phật pháp đồ sộ với nhiều kỷ vật Phật giáo linh thiêng, mang giá trị lịch sử và văn hóa tín ngưỡng quý giá. Ngôi chùa cổ kính này hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật có giá trị như bộ tượng thờ ở Thượng điện. Đây là những pho tượng được tạo tác tỉ mỉ, trau chuốt và mang nét đẹp đặc trưng riêng, trong đó quý nhất là pho tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn được đánh giá là bức tượng Niết bàn đẹp ở Việt Nam.
Chùa Trấn Quốc nổi tiếng không chỉ bởi vẻ đẹp cổ kính mà còn bởi không gian thoáng mát, tươi xanh tạo nên một tổng thể kiến trúc, lịch sử, văn hóa tín ngưỡng và thiên nhiên hoàn hảo. Đánh giá cao giá trị lịch sử, tôn giáo cũng như cảnh quan của ngôi chùa, Viện Viễn Đông Bác Cổ thời Pháp thuộc từng xếp chùa Trấn Quốc là công trình lịch sử thứ 10 trong toàn xứ Đông Dương. Tháng 4/1962, chùa Trấn Quốc được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Những ngày này, khi hương xuân đã tràn ngập đất trời, nhiều người Hà Nội tìm đến chùa Trấn Quốc để lễ Phật đầu năm.
Như thường lệ, ngay từ đêm giao thừa cho đến mùng 4 Tết trở đi, chùa Trấn Quốc đã mở để làm lễ, cầu an cho các gia đình, cùng đón du khách thập phương đến tham quan và lễ Phật. Đây là một trong những chương trình hành đạo được Tổ đình Trấn Quốc duy trì thường niên mỗi dịp Tết đến, xuân về nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tâm linh của quần thể di tích lịch sử văn hóa - danh thắng quốc gia.
Đến với chùa Trấn Quốc du khách không chỉ được du xuân thưởng ngoạn, khám phá vẻ đẹp linh thiêng bên Hồ Tây; chiêm bái đức Phật cầu lộc, cầu tài tại cửa chùa mà du khách còn hòa mình với các hoạt động văn hóa.
Chị Thanh Hương, du khách đến từ quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết: "Hàng năm vào dịp đầu năm, tôi cùng gia đình đến chùa Trấn Quốc để vãn cảnh và cầu nguyện những điều bình an, may mắn. Đến với chốn tâm linh này, mọi người đều cảm nhận được sự bình yên, tĩnh lặng mà không phải nơi đâu cũng có được”.
“Nhiều người cũng quan niệm đi lễ chùa vào những ngày Tết sẽ giúp gia đình có được sự an lạc, cả năm may mắn. Tôi muốn các thành viên trong gia đình tôi biết được điều này, đồng thời để biết trân trọng nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình” - Anh Trần Thái đến từ Hưng Yên chia sẻ.
Nghi ngút làn khói cùng mùi hương thơm hòa quyện vào cảnh sắc ngày xuân đang miên man giữa tiết trời se lạnh khiến ai ấy đều bồi hồi đến lạ. Thành kính chắp tay nơi cửa phật, bác Phạm Thị Tâm, đến từ quận Hoàng Mai, Hà Nội cầu mong sang năm mới gia đình được bình an, mọi công việc được thuận lợi.
Bác Phạm Thị Tâm cho biết, như thành thông lệ, sau những ngày Tết Nguyên đán, gia đình luôn chọn chùa Trấn Quốc là nơi du xuân. Đứng ở nơi đây, phóng mắt ra hồ nước mênh mông, con người cảm giác lòng mình nhẹ nhàng, an lạc và thư thái.
Bốn bề là nước, ngôi chùa linh thiêng Trấn Quốc như khẳng định và cho thấy được sự độc đáo và nét đẹp của riêng mình, mà mỗi du khách đều muốn tìm về lễ bái và thưởng ngoạn cảnh sắc đầy mê hoặc này.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Huyền tích Phù Sơn tự
Chùa Việt 11:16 04/11/2024Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang.
Ngôi chùa nằm giữa lưng chừng trời
Chùa Việt 20:34 03/11/2024Ngôi chùa Khmer mang tên Phnom Ta Pa nổi danh bởi vẻ đẹp độc đáo và tọa lạc trên ngọn núi Tà Pạ (xã Núi Tô, H.Tri Tôn, An Giang), với độ cao 45 m so với mặt đất.
Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá
Chùa Việt 09:15 03/11/2024Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6.
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Xem thêm