Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/12/2013, 12:31 PM

Chùa Yên Phú đón bằng Kỷ lục Guinness Việt Nam: Vinh danh ngôi chùa trên 2.000 năm tuổi

Hôm nay ngày 10/12/2013, chùa Yên Phú long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm Đức đệ nhất Pháp Chủ, Sư Tổ Phương Dung cùng chư vị Tổ Sư chùa Yên Phú và Lễ đón nhận bằng Kỷ lục Guinness nhân vật lịch sử thời Hai Bà Trưng - Sư Tổ Phương Dung.

 Chùa Yên Phú - nơi ký thác đời sống tâm linh của người dân
1. Ngôi chùa cổ Yên Phú khoảng trên 2000 năm, toạ lạc tại xã Liên Ninh (huyện Thanh Trì, Hà Nội). Chùa Yên Phú xưa là Thanh Vân cổ tự sau đổi thành Khánh Hưng tự, do ni cô Phương Dung trụ trì từ những năm 40 đầu Công nguyên, theo di chỉ để lại là một trong những ngôi chùa được xây sớm nhất nước ta. Thần phả chùa Yên Phú kể rằng: Cuối thời Hùng Vương thứ 18, làng Lưu Hàm, huyện Thượng Hiện, phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam có vợ chồng bà Huệ sinh cô gái Phương Dung, đẹp xinh, da trắng, tóc dài, mắt nhung huyền, dáng thanh tao, yểu điệu, yêu kiều. Tuổi trăng rằm, nàng nguyện không lấy chồng, một lòng theo Phật. Một ngày nọ, nàng đến châu Thường Tín - Thăng Long thời cổ, qua đầu làng, thấy ngôi chùa Yên Phú cảnh đẹp phong quang, trăng gió mơ màng, duyên lành bay toả, nàng ở lại chùa, hương khói phụng thờ, sớm tối tụng kinh niệm Phật và đặt tên chùa là Thanh Vân cổ tự.

Dân gian cũng lưu truyền những câu chuyện kể rằng: Sư Phương Dung nuôi hai vị thần (con nuôi) là Trung Vũ và Đài Liệu ăn học, giỏi văn chương, tinh thông võ lược. Trời làm hạn hán, hai người truyền dân làng lập đền cầu Âm - Dương, Trời - Đất. Ngay sau đó mưa to, ruộng đồng đầy nước, mùa vàng ấm no. Trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, sư Phương Dung và hai con nuôi tập hợp hơn hai mươi thanh niên cùng mấy ngàn người làng Yên Phú cờ dong trống mở, lên đường, góp phần đánh tan quân Nam Hán. Trưng Nữ Vương ban cho mẹ con sư Phương Dung bổng lộc, về hưởng ấp Thanh Trì. Ba mẹ con bái tạ vua bà, lên thuyền rồng trở về, đến giữa sông Kim Ngưu, một đám mây vàng sà xuống, mưa to gió lớn, nước nổi lên. Người ta thấy sư bà mình mặc áo gấm, ngồi trên kiệu hoa, cưỡi mây bay lên. Hai người con lao xuống sông biến mất.

Trưng Nữ Vương sai quân đến làm tang lễ, phong thần phù hộ dân làng Yên Phú, 3 mẹ con sư bà được dân tôn Thành hoàng làng, thờ phụng trong chùa Yên Phú đến ngày nay. 

2. Hơn 2.000 năm qua, chùa Yên Phú là kho báu tâm linh, ẩn chứa những giá trị văn hoá dân gian Việt. Sự hỗn dung giữa tín ngưỡng thờ Phật, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng là nét đặc sắc độc đáo. Đó là nguồn cội của những giá trị văn hóa tâm linh của dân tộc. Vì chùa thờ Thành hoàng làng nên hội chùa cũng là ngày hội làng Yên Phú.

Trong hội làng - hội chùa Yên Phú hằng năm diễn ra từ 5 đến 7-11 (ÂL), Thành hoàng làng được rước từ đình miếu ra lăng mộ sư bà Phương Dung tế lễ, sau đó rước về chùa. 

3. Điều đặc biệt nữa, chùa Yên Phú do ni sư Phương Dung trụ trì, chứng tỏ phụ nữ Việt đã xuất gia ngay khi Phật giáo vào Việt Nam. Nhà sư Phương Dung cùng hai người con nuôi là Trung Vũ và Đài Liệu đã tập hợp dân làng Yên Phú tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng, góp phần đánh tan quân Hán. Điều đó thể hiện tinh thần của Phật giáo Việt Nam, ngay từ buổi đầu đã nhập thế và đồng hành cùng dân tộc. Mỗi khi Tổ quốc lâm nguy, các nhà sư và Phật tử đã sẵn sàng "Cởi cà sa, khoác chiến bào” tham gia chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Sau này vua Lê Đại Hành đã phong tặng ni sư Phương Dung là Hoàng Thái hậu Tuệ Tĩnh phu nhân, hai người con Trung Vũ và Đài Liệu được phong là Bản Cảnh Thành hoàng linh phù.

Hơn 2.000 năm qua, chùa Yên Phú không chỉ là nơi truyền giáo, cư trú, tu tập của chư tăng, ni, mà còn là nơi ký thác đời sống tâm linh của các tầng lớp người dân Việt. Đó là ngôi chùa Việt Nam tiêu biểu đầy ắp sự sống giữa đạo và đời, nơi dân làng tụ hội, góp của góp sức đánh giặc giữ nước.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Tuyên truyền về chủ trương công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Trong nước 16:15 25/04/2024

Ngày 25 tháng 4 năm 2024 ,Hội nghị tuyên truyền chủ trương, chính sách và thành quả công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài của Đảng và Nhà nước Việt Nam do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức tại Khách sạn Công đoàn Thanh Bình, số 2 Ông Ích Khiêm, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Công an TP.Đà Nẵng bắt kẻ mạo danh tu sĩ Phật giáo lừa đảo chiếm đoạt tiền từ thiện hàng tỷ đồng

Trong nước 08:16 25/04/2024

Công an Đà Nẵng vừa bắt nghi phạm thường xuyên kêu gọi quyên góp từ thiện qua việc đăng tải các hình ảnh thương tâm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng ngàn người.

Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Huế gia cố các cánh sen chuẩn bị Phật đản PL.2568

Trong nước 12:10 24/04/2024

Mùa Phật đản PL.2568 sắp trở về, thời gian qua tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế (phường An Tây, thành phố Huế); Tăng Ni sinh Học viện đã thi công cắt dán các cánh sen hồng trên khung sườn có sẵn để chuẩn bị cho việc lắp ráp, hạ thủy và gia cố 7 hoa sen giữa dòng Hương.

Nghỉ lễ 30/4: Chơi cả ngày không chán tại núi Bà Đen với loạt trải nghiệm “độc nhất vô nhị”

Trong nước 20:12 23/04/2024

Không tốn vé máy bay, khí hậu mát lạnh giữa mùa hè, và có quá nhiều trải nghiệm độc đáo không giống bất cứ nơi nào, đó là lý do khiến Núi Bà Đen, Tây Ninh thành điểm đến cực hấp dẫn với người dân Nam bộ trong kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay.

Xem thêm