Chứng đạt chánh trí
Nói đến sự chứng đạt chánh trí là nói đến sự chứng đạt hoàn toàn tuệ quán, cũng tức là nói đến chứng quả A-la-hán, nói đến giác ngộ và giải thoát. Và sự chứng đạt ấy, chỉ có thể học từ từ, tập từ từ, thực hành từ từ, không có vấn đề hoát nhiên đại ngộ, không có vấn đề đốn ngộ.
Nói đến sự chứng đạt chánh trí (annàràdhanam) là nói đến sự chứng đạt hoàn toàn tuệ quán, cũng tức là nói đến chứng quả A-la-hán, nói đến giác ngộ và giải thoát. Và sự chứng đạt ấy, chỉ có thể học từ từ, tập từ từ, thực hành từ từ, không có vấn đề hoát nhiên đại ngộ, không có vấn đề đốn ngộ, như Đức Phật đã giảng giải rất rõ trong Kinh Kitagiri, số 70, Trung Bộ Kinh.
Trong Kinh ấy, Đức Phật dạy người hành giả phải thực hành tiến trình giác ngộ giải thoát qua mười bốn giai đoạn, giai đoạn nào cũng phải thực hành xong rồi mới bước qua giai đoạn kế tiếp, tiếp tục thực hành như vậy cho đến khi đạt được chánh trí.
1) Giai đoạn thứ nhất: Vị ấy phải có lòng tin (saddhà) vào bậc Đạo sư mà mình được biết và đặt lòng tin, tin rằng vị ấy có khả năng giới thiệu chánh pháp và chỉ dạy con đường giải thoát cho mình.
2) Giai đoạn thứ hai: Đến gần (upasankamati), nếu chỉ có lòng tin rồi mà ở nhà thời làm sao nghe được chánh pháp. Do vậy, vị ấy phải đi đến gần vị Đạo sư, không phải chỉ đến lấp ló ở ngoài cổng rồi nhìn vào, mà phải tìm cách đi đến gần vị Đạo sư ấy.
3) Giai đoạn thứ ba: Khi đi đến gần, người hành giả cần phải làm một vài cử chỉ để phục vụ vị Đạo sư ấy, như chào mừng, hỏi thăm, bưng tách nước trà mời vị Đạo sư uống, nghĩa là làm một số cử chỉ phục vụ nho nhỏ để được ở gần bên bậc Đạo sư, không có đứng quá xa tầm mắt nhìn, tai nghe.
4) Giai đoạn thứ tư: Lóng tai (sotamodahati), tức là tai để ý những gì bậc Đạo sư nói, tai sẵn sàng nghe bậc Đạo sư nói chuyện, không lơ đãng, không nghĩ vơ nghĩ vẩn mà chú tâm lắng nghe.
5) Giai đoạn thứ năm: Nghe pháp (Dhammamsunati). Khi bậc Đạo sư giảng pháp, thời lắng tai nghe những lời thuyết giảng của bậc Đạo sư, ghi nhận từng chữ một, tập trung tư tưởng lắng nghe những lời dạy của bậc Đạo sư.
Người chưa chứng mà nói chứng là đại vọng ngữ sẽ bị đọa địa ngục a tỳ
6) Giai đoạn thứ sáu: Sau khi nghe pháp, vị ấy thọ trì pháp (Dhammam dhàreti), tức là ghi nhớ, không có bỏ quên pháp đã được nghe, đã được giảng, không phải khi đứng dậy thời quên hết những điều được nghe, không phải nghe vào lỗ tai này rồi cho đi ra lỗ tai bên kia. Trái lại, vị hành giả phải thọ trì ghi nhớ các điều đã được nghe, không quên mất những gì đã được nghe.
7) Giai đoạn thứ bảy: Sau khi thọ trì pháp, vị ấy suy tư ý nghĩa các pháp được thọ trì (dhatànam dhammànam attham upaparikkhaiti), nghĩa là vị ấy tìm hiểu ý nghĩa các pháp đã được nghe, đã được thọ trì.
8) Giai đoạn thứ tám: Sau khi tìm hiểu ý nghĩa pháp đã được thọ trì, vị ấy chấp nhận pháp ấy (dhammà nighânam khamati), nghĩa là sau khi hiểu được ý nghĩa pháp ấy, vị ấy chấp nhận pháp ấy là đúng đắn, chơn chánh.
9) Giai đoạn thứ chín: Một khi pháp ấy đã được chấp nhận, vị ấy khởi lên ước muốn (chanda), làm thế nào thành tựu được pháp ấy.
10) Giai đoạn thứ mười: Đã khởi lên ý muốn thành tựu được pháp ấy, vị ấy phải nỗ lực (ussahati) để thành tựu pháp ấy.
11) Giai đoạn thứ mười một: Đến đây vị hành giả phải biết cân nhắc (tuleti) trong sự tu hành của mình, xem thử khả năng tu hành của mình, cân nhắc những hiệu quả tu tập, và tùy theo đó mà nhiệt tâm hành trì.
12) Giai đoạn thứ mười hai: Đến đây, vị hành giả mới bất đầu tinh cần tu tập (padahati), không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần để chứng cho được pháp đã lựa chọn.
13) Giai đoạn thứ mười ba: Với sự tinh cần như vậy, vị ấy tự thân chứng sự thật tối thượng (paramam saccan sacchikiroti).
14) Giai đoạn thứ mười bốn: Vị hành giả, với trí tuệ thế nhập sự thật, vị ấy thấy (Pannàyanamativijjha passati). Đây là giai đoạn cuối cùng, vị ấy thành tựu được chánh trí.
Đây là giai đoạn cuối cùng, vị ấy thành tựu được chánh trí. Như vậy, muốn thành tựu được chánh trí, được giác ngộ giải thoát, vị hành giả cần phải trải qua mười bốn giai đoạn để cuối cùng được giác ngộ giải thoát. Tiến trình này lẽ dĩ nhiên là không dễ dàng, và đòi hỏi ở nơi vị hành giả một nghị lực phi thường, một sự sáng suốt đặc biệt, một sự kiên trì liên tục không thối thất. Con đường đưa đến giải thoát khỏi khổ đau, chấm dứt sự sanh tử luân hồi không bao giờ là một tiến trình dễ dàng, đơn giản, hoát nhiên đại ngộ. Tuy nhiên, bậc Đạo sư của chúng ta hiểu được nhiệt tình tha thiết giác ngộ của các đệ tử, nên Đức Phật đã giới thiệu bốn tùy pháp (anudhamma) để giúp các đệ tử của mình tiến bước trên con đường tu hành đạt được chánh trí.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tâm lìa tướng ngôn ngữ
Kiến thức 13:20 14/11/2024Tâm, lìa tất cả tướng, lìa tướng văn tự, lìa tướng ngôn ngữ, lìa tất cả tướng của động tác (nhướng mày chớp mắt) và lìa tất cả tướng tâm duyên hư vọng. Tâm thể lìa tất cả tướng ấy, nói có cũng không đúng, nói không cũng sai luôn.
Cháo và trà
Kiến thức 10:24 14/11/2024Thiền sư Triệu Châu rất chú trọng Phật giáo trong sinh hoạt, sư ở bất cứ nơi nào cũng thể hiện thiền phong trong cuộc sống sinh hoạt.
Tinh thần nhập thế của Phật giáo thời Trần
Kiến thức 09:30 14/11/2024Phật giáo đời Trần thật xứng đáng với vai trò của hệ tư tưởng chủ đạo tích cực và đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thời đại, phù hợp với truyền thống yêu nước, tạo nên một triều đại vàng son trong lịch sử nước nhà.
Thấy rõ sự thật về già bệnh để không quá buồn lo
Kiến thức 09:15 14/11/2024Trải qua thời gian thân này bị già là sự thật tất yếu. Già suy thì bệnh tật phát sinh cũng là tất nhiên. Ai rồi cũng như vậy, mọi sự vật hiện tượng đều như thế. Vậy thì chấp nhận sẽ an yên hơn chạy trốn hay chối bỏ hoặc lo sầu.
Xem thêm