Chuyện bà giáo Son
Bà Son kể: “Mình thì có sẵn cái tâm, đâu ngại khó khăn gì. Quan trọng nhất là chuyện tới nhà các em vận động tới với lớp học miễn phí của mình. Các em được tặng quần áo, sách vở, dụng cụ học tập. Em nào học tốt, mình tặng thêm quà để động viên. Nhờ vậy mà không một em nào bỏ học”.
“Chuyện làm nhỏ xíu có gì đâu mà nhiều cơ quan báo, đài tới tìm để phỏng vấn, chụp hình, quay phim, mắc cỡ muốn chết. Cái chính là giúp xấp nhỏ biết cái chữ với người ta. Cạnh đó xã hội hiện giờ dễ làm tụi nó hư hỏng lắm, bởi vậy tôi vừa dạy chữ, vừa dạy đạo làm người, phải biết lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; phải biết sống trung thực, giúp đỡ người khác xung quanh mình”. Bà “giáo già” Võ Thị Son 69 tuổi bắt đầu câu chuyện nhân văn của mình với chúng tôi.
Xuất thân từ một người giáo viên, bà Son công tác tại các trường thuộc huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (nay là quận Ô Môn, TP Cần Thơ). Từ năm 1975 đến 1978, bà được phân công phụ trách lớp “Bình dân học vụ” cho hàng trăm phụ nữ tại địa phương. Từ năm 1979. bà tiếp tục đứng lớp tại các trường Tiểu học trên địa bàn đến năm 2008 thì nghỉ hưu.
Trong quá trình công tác, chứng kiến nhiều hoàn cảnh học sinh đặc biệt khó khăn về kinh tế, nhiều em mồ côi, nhiều em khác bị thiểu năng về trí tuệ, thậm chí có em thần kinh diễn biến bất thường dẫn đến tình trạng thất học tạo gánh nặng cho gia đình, xã hội. Từ suy nghĩ đó, sau giờ lên lớp ở trường, bà Son biến căn nhà nhỏ của mình (khu vực 3, phường Châu Văn Liêm) thành điểm phụ đạo, bồi dưỡng kiến thức văn hóa cho các đối tượng vừa nêu, tạo điều kiện để các em hòa nhập với bè bạn cùng lớp. Giờ lên lớp của bà thường vào buổi tối, thứ bảy, chủ nhật.
Bà Son kể: “Mình thì có sẵn cái tâm, đâu ngại khó khăn gì. Quan trọng nhất là chuyện tới nhà các em vận động chúng tới với lớp học miễn phí của mình. Các em được tặng quần áo, sách vở, dụng cụ học tập. Em nào học tốt, mình tặng thêm quà để động viên. Nhờ vậy mà không một em nào bỏ học”.
Thấy chúng tôi thắc mắc về khoản kinh phí duy trì lớp học “đặc biệt” này, bà Son nói rất thật lòng: Hồi đầu bà bàn tính với gia đình tiết kiệm các khoản chi tiêu, trích tiền lương hàng tháng, tiền ủng hộ của 3 đứa con. Dần dà nhiều người biết chuyện làm nhân nghĩa này đã ủng hộ vật chất lẫn tinh thần để mô hình này hoạt động liên tục cho đến nay.
Sau khi nghỉ hưu năm 2008, bà Son bắt đầu chuyển mô hình này sang dạy từ thứ 2 đến thứ 7 mỗi tuần (lớp học bắt đầu từ 7 giờ đến 9 giờ 30 mỗi ngày) ngay tại ngôi nhà nhân ái, ấm áp nghĩa tình này.
Em Nguyễn Thị Huỳnh Như, 8 tuổi đang học lớp 2 tại đây xúc động kể: “Nhà con nghèo, ba mẹ đi làm thuê ở xa nên con không đến trường như chúng bạn. Mỗi ngày con được bà ngoại dẫn sang lớp học này để học với “bà ngoại Son”, bà rất hiền hay khuyên con ráng học nên người, hiếu thảo với ngoại, hiện nay con đã biết đọc, biết viết, biết làm toàn rành rẽ lắm. Con thương “bà ngoại Son” nhiều lắm. Con hứa sẽ học giỏi không là cho ngoại buồn” - đôi mắt em đỏ hoe vì xúc động.
Điều rất đáng mừng là hiện nay có rất nhiều học sinh cũ của bà giáo già Võ Thị Son hiện đang định cư ở một số nước như: Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Mỹ… đã thường xuyên gửi tiền để duy trì và phát triển lớp học đầy đủ hơn. Cụ thể hiện nay lớp học “ đặc biệt” này với 35 học sinh được trang bị đầy đủ bàn ghế, quạt máy, sách vở, dụng cụ dạy và học, kể cả nguồn kinh phí khen thưởng học sinh giỏi, chăm ngoan, rèn luyện tốt. Cạnh đó còn hỗ trợ tiền, quà cho các em vào các ngày lễ, tết như: quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6, tết trung thu, tết cổ truyền…
Em Nguyễn Hồng Quân xúc động kể: “Học ở đây vừa vui, vừa không tốn tiền lại được tặng quà bánh ngày tết, từ đó chúng con tha sức tranh đua học tập để vừa có quà vừa để “ngoại Son” vui lòng”.
Có tận mắt chứng kiến một buổi lên lớp của bà giáo Son, chúng tôi mới cảm nhận hết quá nhiều sự vất vã của một người gần tười thất thập cổ lai hy. Chỉ với 35 học sinh nhưng đã có đến 35 mảnh đời khó khăn, bất hạnh khác nhau; 35 con người độ tuổi khác nhau, sức khỏe cũng khác nhau; trình độ tiếp thu cũng không đồng nhất (bà hiện dạy lớp 1 và 2). Vậy mà bà giáo Son vẫn hoàn thành thiên chức làm thầy của mình một cách thuần thục với nụ cười viên mãn luôn nở trên môi.
Bà giáo Võ Thị Son tâm sự: “Mình phải gần chúng, hiểu chúng, thương chúng như người thân của mình thì mới dạy chúng được, nhất là các cháu tinh nghịch, quậy phá, thiểu năng, bệnh lý bẩm sinh. Ngày nào vắng chúng là tui cứ đi ra, đi vô như trống vắng một cái gì lớn lao lắm. Thôi thì còn sức khỏe thì cứ giúp xấp nhỏ thôi. Chỉ lo cái ngày mình không còn sức để dạy dỗ chúng thì buồn lắm”, Bà bật khóc.
Ông Nguyễn Văn Hải, trưởng khu vực 3, phường Châu Văn Liêm cho biết thêm: “Hoàn cảnh gia đình cô Son cũng không khấm khá nhưng việc làm của cô rất đáng trân trọng và nhân rộng ra cộng đồng. Cô cũng vừa nhận bằng khen của UBND TP Cần Thơ về việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2019.
Mới đây nhất cô còn là 1 trong 3 phụ nữ điển hình của TP Cần Thơ nhận Bằng khen của Hội LHPN thành phố vì đã “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2019”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người
Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.
Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang
Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.
Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật
Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.
Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa
Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia.
Xem thêm