Thứ bảy, 29/06/2019, 12:00 PM

Tấm lòng từ bi của đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Cái đại nguyện vì đời mà hành đạo, vì tình thương mà san bằng bể khổ đã được đức Phật Thích Ca theo đuổi từng ngày, từng giờ, trong suốt bốn mươi lăm năm đi truyền bá giáo lý của ngài, cho đến phút cuối cùng, khi ngài nhập Niết Bàn.

>>Lời Phật dạy sâu sắc 

Bao giờ cũng thế, đời sống của một vị giáo chủ là cái gương phản chiếu cái đạo mà mình đã phát minh. Tâm hồn, thái độ, cử chỉ, hành động của vị giáo chủ chứng minh cho những giáo lý của mình. Đó là những bài học linh động, thực hành để tín đồ nhận thấy rõ ràng cái tinh thần, cái ý nghĩa sâu xa của đạo cứu thế.

Mỗi lời nói, mỗi cử chỉ, mỗi hành động của đức Phật Thích Ca được cô đọng lại qua lịch sử đời ngài, thành những tượng trưng cho từ bi, trí tệ, đại hùng, đại lực. Ảnh minh họa

Mỗi lời nói, mỗi cử chỉ, mỗi hành động của đức Phật Thích Ca được cô đọng lại qua lịch sử đời ngài, thành những tượng trưng cho từ bi, trí tệ, đại hùng, đại lực. Ảnh minh họa

Mỗi lời nói, mỗi cử chỉ, mỗi hành động của đức Phật Thích Ca được cô đọng lại qua lịch sử đời ngài, thành những tượng trưng cho từ bi, trí tệ, đại hùng, đại lực. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến vấn đề từ bi, nên chúng tôi chỉ sẽ chú mục đến những điểm nào mà trong đời ngài, đã biểu dương được tình thương rộng lớn vô biên ấy.

Trước tiên, chúng ta thấy người chép sử đời ngài đã nhấn mạnh ở điểm: Lúc mới bảy tuổi, đức Thích Ca, một hôm đi xem lễ "cày ruộng" đã rơi lụy đau xót cho nỗi đau xót của chúng sanh, đã phải xâu xé, giành giựt nhau để sống, người thợ săn đang rình bắn con diều, con ó, những con này đang rình rập bắt những con gà, con chim nhỏ; những con sau này lại đang tranh nhau, giành giựt những côn trùng mà lưỡi cày đã bới lên... Sự sống bằng cái chết!

Bài liên quan

Những cảnh tượng ấy phơi bày ra trước mắt mọi người, nhưng chỉ có một mình ngài nhận thấy và đau xót, vì ngài đã hòa mình trong nỗi đau khổ của chúng sanh, đã chan hòa tình thương của mình trong mọi vật, như nước đại dương mà mỗi làn sóng, mỗi âm ba đều vang dội tận đáy lòng mình. Đấy là lý do, động lực chính thúc đẩy ngài đi tìm đạo sau này. Rồi, trước khi rời cung điện để ra đi tìm đạo, đức Thích Ca đã nói với mình như sau: "... Ta không muốn làm một kẻ chinh chiến, tắm bánh xe trong máu đào của muôn bãi chiến để rồi lưu lại cho hậu thế một kỷ niệm đỏ gớm ghê... Tiếng kêu đau thương của thế giới xé rách màn tai, lòng từ bi của ta chỉ muốn xóa bỏ những cảnh khổ đau của nhân loại".

Và ngài đã nói với tên giữ ngựa Xa Nặc như thế nào? "Ngươi ạ, sẽ là một thứ tình yêu giả trá nếu ta chỉ ở bên cạnh những người thân để hưởng những lạc thú ích kỷ. Ta muốn đừng bịn rịn với Tổ quốc nhỏ hẹp này để được yêu vũ trụ rộng lớn..." (Trích "Ánh Đạo Vàng" của Võ Đình Cường) Và trên con đường đi tìm đạo, đức Phật đã không từ một cử chỉ nhỏ nhặt nào của tình thương.

Ngài đã bế một con cừu què chân để cho nó theo kịp mẹ nó và nói với nó: "Dù con về xa đến đâu, ta cũng sẽ bồng con theo mẹ con cho đến đấy. Trong lúc ta chưa tìm ra được phương thuốc để cứu độ toàn thể chúng sanh, thì ít nữa, ta cũng cứu được một mình con khỏi đau khổ. Ừ, như thế còn hơn là ngồi trên núi như những kẻ tu hành kia để tự hành hạ thân xác và để cầu được thoát khổ với những vị thần bất lực".

Cái đại nguyện vì đời mà hành đạo, vì tình thương mà san bằng bể khổ đã được đức Phật Thích Ca theo đuổi từng ngày, từng giờ, trong suốt bốn mươi lăm năm đi truyền bá giáo lý của ngài, cho đến phút cuối cùng, khi ngài nhập Niết Bàn. Ảnh minh họa

Cái đại nguyện vì đời mà hành đạo, vì tình thương mà san bằng bể khổ đã được đức Phật Thích Ca theo đuổi từng ngày, từng giờ, trong suốt bốn mươi lăm năm đi truyền bá giáo lý của ngài, cho đến phút cuối cùng, khi ngài nhập Niết Bàn. Ảnh minh họa

Ngài đã khuyên vua Tần Bà Sa La đừng giết súc vật để tế thần. Như thế, đâu phải chỉ vì mình mà đức Phật đi tìm đạo? Đâu phải vì chán ngán cõi đời như nhiều nhà nghiên cứu Phật học Âu châu thường nói, mà đức Thích Ca lìa bỏ cõi đời, xuất gia tìm đạo? Cái đạo của ngài là đạo vì đời, đạo của tình thương. Đại nguyện của ngài là cứu độ cho toàn thể chúng sanh thoát vòng đau khổ.

Bài liên quan

Cho nên sau khi đắc đạo dưới gốc Bồ đề, mặc dù nhận thấy cái đạo của mình thâm huyền, khó nói, khó bàn, ít người hiểu thấu, đức Phật cũng không nề khó khăn lao nhọc, đem ra truyền bá cho đời. Ngài đã tự nhủ: "Ta vì đời, mà tìm đạo. Không lẽ bây giờ thấy cái đạo thâm huyền, khó nói, khó bàn mà giữ riêng cho ta, không truyền bá cho đời sao?"

Do đó, ngài đã chế ra không biết bao nhiêu phương pháp tu hành để có thể thích hợp với mọi hạng người, mọi căn cơ, mà ngài nhận thấy đều có khả năng thành Phật.

Cái đại nguyện vì đời mà hành đạo, vì tình thương mà san bằng bể khổ đã được đức Phật Thích Ca theo đuổi từng ngày, từng giờ, trong suốt bốn mươi lăm năm đi truyền bá giáo lý của ngài, cho đến phút cuối cùng, khi ngài nhập Niết Bàn.

Tóm lại, lịch sử đức Phật Thích Ca chính là lịch sử của lòng từ bi và của trí tuệ, đã tiếp diễn một cách dũng mãnh, không một phút giây thối chuyển. Do đó, người đời gọi ngài bằng những danh hiệu: đấng giác ngộ hay đấng đại từ, đại bi vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Năm công việc hàng ngày của Đức Phật

Đức Phật 09:47 08/12/2024

Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn kiên trì thực hiện năm công việc quan trọng mỗi ngày. Những công việc này thể hiện sự tận tâm, trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của Ngài đối với chúng sinh, nhằm hóa độ và hướng dẫn mọi người trên con đường giác ngộ.

Đức Phật chỉ ra con đường dẫn đến hòa bình thế giới

Đức Phật 10:20 02/12/2024

Hạnh phúc đâu cần tìm kiếm đâu xa, ngay khi bản thân chúng ta có thể tự tạo ra nó. Lời dạy này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vun đắp sự bình yên nội tâm như một nền tảng để kiến tạo một thế giới hài hòa hơn.

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Đức Phật 12:00 20/11/2024

Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.

Đức Phật lịch sử

Đức Phật 08:45 20/11/2024

Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.

Xem thêm