Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 23/07/2019, 19:00 PM

Tấm lòng bồ tát của vị sư già và nhân duyên với hàng trăm đứa trẻ bị bỏ rơi

“Ầu ơ, dí dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi/ Khó đi cha dắt con đi, con đi đường học, cha tu ở chùa…”, lời ru ngọt ngào của sư thầy Thích Thiện Chiếu khiến những Phật tử đến thăm bùi ngùi xúc động.

>>Gieo mầm thiện 

Con ai đem bỏ chùa này, xem ra thì giống con thầy, thầy nuôi

Chùa Kỳ Quang 2 còn là nơi nhận nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ bị bỏ rơi, tật nguyền không nơi nương tựa. Sư thầy Thiện Chiếu cho biết, hoạt động này bắt đầu từ năm 1994 đến nay. Hiện nhà chùa đang chăm sóc hơn 200 trẻ, đồng thời dạy học và khám chữa bệnh, phát thuốc nam miễn phí cho hàng nghìn người vào mỗi tuần.

Chùa Kỳ Quang 2 còn là nơi nhận nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ bị bỏ rơi, tật nguyền không nơi nương tựa. Sư thầy Thiện Chiếu cho biết, hoạt động này bắt đầu từ năm 1994 đến nay. Hiện nhà chùa đang chăm sóc hơn 200 trẻ, đồng thời dạy học và khám chữa bệnh, phát thuốc nam miễn phí cho hàng nghìn người vào mỗi tuần.

Bài liên quan

Chùa Kỳ Quang II, tọa lạc trên đường Lê Hoàng Phái (quận Gò Vấp, TP.HCM) từ lâu trở thành điểm sáng, nét đẹp về lòng bao dung, nhân ái. Chùa là nơi cư ngụ của hàng trăm trẻ em khuyết tật, bị cha mẹ bỏ rơi... Các em từng phải đứng trước ranh giới mong manh giữa sự sống và mối đe dọa hiểm nguy cận kề. Và, chúng may mắn được nhà chùa dang tay cưu mang, nuôi nấng.

Cơ sở chăm sóc trẻ từ thiện của chùa chính thức ra đời từ năm 1994, đến nay đã 22 tuổi. Nhiều đứa trẻ ngày trước vào đây nương nhờ cửa Phật đã trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định. Các em vẫn thường xuyên trở về chùa như trở về ngôi nhà ăm ắp tình yêu thương.

Ngôi nhà đó, nơi có vị cha già là thầy Thích Thiện Chiếu. Thầy vốn người Sài Gòn chính gốc, tên tục thế là Trần Văn Châu (người phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM). Sư thầy sớm đi theo tiếng chuông chùa từ thuở nhỏ. Lúc tóc còn để chỏm, thầy xuất gia và tu tập tại chùa Kỳ Quang I (quận Phú Nhuận, TP.HCM).

Đến tuổi trưởng thành, thầy nổi danh là đệ tử đức độ, tinh thông kiến thức kim cổ. Năm 1975, Sa Môn Thích Thiện Chiếu được giới thiệu về làm trụ trì chùa Kỳ Quang II khi mới 24 tuổi. Lúc bấy giờ, chùa Kỳ Quang II chỉ là ngôi chùa làng nhỏ bé, nằm trong khu vực rậm rạp cây cối, ít người biết đến. Sư thầy bắt tay vào tu bổ, cải tạo khuôn viên để phật tử biết đến nhiều hơn.

Sư thầy Thích Thiện Chiếu và các em bé chẳng may bị bệnh khi sinh ra được bỏ lại chùa. Ảnh: Độc Lập

Sư thầy Thích Thiện Chiếu và các em bé chẳng may bị bệnh khi sinh ra được bỏ lại chùa. Ảnh: Độc Lập

Bài liên quan

Nhắc về những ngày đầu mở cơ sở từ thiện, thầy Chiếu hồi tưởng: “Ngày đó, chiều nào tôi cũng thấy 3-4 đứa trẻ đói rách tìm đến chùa ẩn náu, xin ăn. Tội nghiệp nhất là những ngày mưa, đám trẻ ướt sũng, run rẩy nép vào mái hiên chùa. Tôi cầm ô ra chỗ các em nói chuyện, mới biết chúng là trẻ bụi đời, không biết mặt cha mẹ. Chúng sống chủ yếu bằng việc ăn xin, lượm ve chai... Sau đó, tôi cho bọn trẻ vào chùa ở cùng. Tôi dạy chúng khai khẩn đất hoang trồng rau, củ. Từ nhóm trẻ này, người ta biết chùa nhận nuôi người nên đưa những đứa trẻ lang thang đến đây nhờ nuôi dưỡng. Dù khó khăn nhưng tôi vẫn nhận nuôi tất cả”.

Một năm sau đó, sư thầy Thích Thiện Chiếu trình báo với chính quyền địa phương và xin thành lập Mái ấm tình thương chùa Kỳ Quang II. Năm 1995, mái ấm đầu tiên của Phật giáo tại TP.HCM ra đời. Từ những đứa trẻ đầu tiên được nhận nuôi, số trẻ tìm đến mái ấm chùa Kỳ Quang II không ngừng tăng lên. Nhiều tấm lòng hảo tâm biết chuyện sư thầy mở lòng từ bi tiếp nhận trẻ em nên ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần. Từ cơ sở vật chất thiếu thốn giờ đây, chùa đã có riêng cho mình phòng khám từ thiện với đội ngũ chuyên môn, trang thiết bị đầy đủ. Phòng ăn, phòng ngủ, các công trình phụ ở đây đều mở rộng, tạo điều kiện cho các em được chăm sóc tốt nhất.

Thầy tâm sự: “Không có cha mẹ nào nỡ bỏ con mình đâu. Tất cả các con đều có duyên với chùa, có duyên với thầy nên giờ mới ở đây. Thầy nuôi dưỡng các con như hóa giải oan trắc của cuộc đời”.

Gắn kết giữa đạo và đời

Sư thầy và hai bé gái sinh đôi Trinh Nương và Xuân Nương (được thầy đặt để nhớ đến bà Triệu Thị Trinh). Ảnh: Độc Lập

Sư thầy và hai bé gái sinh đôi Trinh Nương và Xuân Nương (được thầy đặt để nhớ đến bà Triệu Thị Trinh). Ảnh: Độc Lập

‘Con ai đem bỏ chùa này, xem ra thì giống con thầy, thầy nuôi ’ - Đó là câu hát ru quen thuộc của thầy Thiện Chiếu với thiên thần nhỏ của mình. “Được làm cha, làm mẹ của các con với thầy là hạnh phúc, là nhân duyên phát sinh từ kiếp trước. Các con được ra đời là điều tuyệt vời, được nuôi dưỡng các con thì tuyệt vời hơn”.

Bài liên quan

Thầy Thiện Chiếu kể: “Ban đầu tiếp nhận các em vào chăm sóc, tôi nghĩ cố gắng đáp ứng cái ăn, cái mặc là tốt lắm rồi. Nhưng rồi nhận thấy các em cần có kiến thức để tự tin bước vào đời, để sau này có thể xin việc làm, tôi tiếp tục kiến nghị chúng đệ tử, các nhà hảo tâm mở lớp dạy học. Năm 1996, nhà chùa khai giảng lớp tình thương đầu tiên với chương trình lớp Một, rồi năm 1997 mở lớp Hai, cứ thế đến năm 2000, chùa đã hoàn chỉnh bậc tiểu học cho các em. Không chỉ trong mái ấm, rất nhiều trẻ em lành lặn bên ngoài do điều kiện gia đình khó khăn cũng được vào học, được phát đồng phục, sách vở... Những đứa trẻ bị tật nguyền, trẻ khiếm thị thì được học chữ nổi. Trẻ chậm phát triển được kèm học từng em một... Tất cả chỉ với mong ước giúp các em có được cái chữ làm hành trang vào đời”.

Thầy Thiện Chiếu luôn dành cho những đứa trẻ tình thương yêu vô bờ bến. Hàng ngày, sư thầy giảng giải cho các con những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Vị sư trụ trì tâm niệm, không có cha mẹ nào nỡ bỏ con mình. Tất cả các con đều có duyên với chùa, với thầy nên mới ở đây.

Từ một mình thầy Chiếu, giờ đây các thầy cô giáo, y, bác sỹ, tình nguyện viên... trong chùa Kỳ Quang II đã tăng lên rất nhiều. Họ dù làm việc trong nhiều ngành nghề khác nhau nhưng có chung tấm lòng thiện nguyện, chung tay vì trẻ em cơ nhỡ. Họ mong muốn, tất cả các em vào đây, nếu còn khả năng lao động sẽ được đào tạo nghề chuyên nghiệp có thể tự lo cho cuộc sống tương lai. Nhà chùa luôn nêu cao việc kết hợp dạy chữ và dạy nghề, giữa lý thuyết và thực hành. Theo thầy Thiện Chiếu, tất cả trẻ em mù xuất thân lang thang, cơ nhỡ được nhà chùa mời giáo viên nước ngoài về dạy cho bấm huyệt, mát xa chuyên nghiệp.

Mời quý Phật tử cùng xem phóng sự cảm động về thầy Thích Thiện Chiếu và những đứa con do thầy cưu mang (Nguồn: kênh ANV): 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bệnh nhân đột quỵ chết não hiến tạng cứu 4 người

Gieo mầm thiện 23:05 28/10/2024

Sau 9 ngày các bác sĩ nỗ lực điều trị, bệnh nhân 36 tuổi vẫn không qua khỏi do xuất huyết não nặng, gia đình hiến tạng anh cứu 4 người.

Cảm phục với bếp cơm chay miễn phí của vợ chồng U.90

Gieo mầm thiện 16:00 27/10/2024

Gần 3 năm nay, trên đường Nguyễn Văn Đậu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) xuất hiện một quán cơm chay miễn phí đặc biệt, chủ quán cơm là vợ chồng người miền Tây đã ở cái tuổi xưa nay hiếm với đôi lưng đã còng. 

5 học sinh dũng cảm lao xuống dòng nước chảy xiết cứu sống 2 em nhỏ

Gieo mầm thiện 12:00 25/10/2024

Trước dòng nước chảy xiết, 5 học sinh dũng cảm tại một huyện miền núi Quảng Bình đã cứu sống được 2 em nhỏ đang bị nước cuốn.

Xuyên đêm lấy tạng từ người chết não để hồi sinh cho 4 cuộc đời

Gieo mầm thiện 15:50 24/10/2024

Rạng sáng 24/10, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ phẫu thuật lấy tạng từ người hiến sau khi chết não, ghép 2 thận cho 2 bệnh nhân suy thận. Tim và gan được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để ghép cho 2 người bệnh khác, đánh dấu thành công trong việc tận dụng tạng hiến để cứu sống nhiều bệnh nhân.

Xem thêm