Tấm lòng nhân ái của một Thượng tọa
Thượng tọa trụ trì chùa Long An - Thích Thiện Thông là người đầu tiên của TP. Cần Thơ thực hiện mô hình nuôi dưỡng những bệnh nhân nghèo, gia đình bỏ rơi, bệnh nặng vô phương cứu chữa chỉ chờ lúc mất đi, nhà chùa sẽ lo toàn bộ hậu sự như hỏa táng, mang hài cốt về chùa để hương khói mỗi ngày.
Trên đường hướng dẫn chúng tôi đến chùa Long An (tọa lạc tại khu vực Yên Thượng), bà Hồ Thị Thu Nga, chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP Cần Thơ nói với chúng tôi với vẽ trân trọng: “Đây là bậc chân tu sống tốt đời, đẹp đạo luôn giành cả cuộc đời để chăm lo cho người nghèo, học sinh khó khăn, trẻ em bất hạnh. Đặc biệt nhất, Thượng tọa trụ trì chùa Thích Thiện Thông là người đầu tiên của TP. Cần Thơ thực hiện mô hình nuôi dưỡng những bệnh nhân nghèo, gia đình bỏ rơi, bệnh nặng vô phương cứu chữa chỉ chờ lúc mất đi, nhà chùa sẽ lo toàn bộ hậu sự như hỏa táng, mang hài cốt về chùa để hương khói mỗi ngày”.
Thượng tọa Thích Thiện Thông (tục danh là Huỳnh Văn Lẽ) sinh năm 1956 trong một gia đình Phật tử. Bản thân ông đã quy y từ tấm bé. Thượng tọa kể: “Từ lúc nhỏ tôi luôn đau đáu xót thương, đồng cảm với nhiều hoàn cảnh người nghèo khi vắn số trong các khu nhà trọ xung quanh không có nơi tổ chức tang lễ; nhiều người bệnh nặng bị từ chối khi thuê nhà trọ vì sợ phiền toái khi họ vắn số; nhiều sinh viên, học sinh nghèo không có nơi nương tựa khi theo học, tôi luôn tâm niệm sẽ xây dựng nơi an dưỡng đến lúc qua đời cho người nghèo; giúp đỡ học sinh gặp khó, trẻ em lang thang cơ nhỡ”.
Năm 1985, Thượng tọa được phân công về trụ trì tại chùa Long An khi mới 29 tuổi, là trụ trì chùa trẻ nhất đất Tây Đô. Từ đó Thượng tọa đã bắt đầu hành trình thực hiện ước mơ của mình với sự đồng thuận của rất nhiều Phật tử trong và ngoài huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (nay là quận Cái Răng, TP Cần Thơ). Ông cũng đang giữ chức vụ Trưởng Ban Trị Sự Phật giáo quận Cái Răng, TP. Cần Thơ.
Tính đến nay đã có hàng chục bệnh nhân mất đi trong sự thư thái từ những tấm lòng của Phật tử gần xa dưới sự điều hành của Thượng tọa Thích Thiện Thông. Hôm chúng tôi đến đây đã chứng kiến tận mắt sự chăm lo của nhà chùa với một cụ già có lẽ trên 90 tuổi không có giấy tờ tùy thân vừa mới qua đời với nghi thức tang lễ thật ấm áp tình người.
Anh Võ Thanh Hải 50 tuổi, bệnh nhân đang “an dưỡng” tại đây kể thêm qua những dòng chữ trên điện thoại di động: “Tôi bị bệnh ung thư vòm họng và ung thư máu, bác sĩ cho biết đã di căn sang giai đoạn cuối không còn khả năng cứu chữa. Gia đình đã bỏ mặc tôi trong giây phút cuối đời. Được nhiều người mách bảo, tôi đến chùa đã hơn 2 tháng qua. Sư thầy trụ trì rất tử tế chăm sóc tận tình lắm. Mai này tôi ra đi rất thanh thản và luôn nhớ ơn thầy trụ trì và những tấm lòng nhân ái ở chùa Long An này”. Anh Hải bật khóc.
Càng xúc động hơn khi chúng tôi biết thêm hòa thượng trụ trì chùa Long An đã từng nuôi dưỡng hàng chục sinh viên nghèo để các em giảm bớt khó khăn, an tâm học tập. Đã có rất nhiều sinh viên khi ra trường có việc làm ổn định đã quay trở lại chùa để tỏ lòng tri ân; nhiều em còn tự đóng góp tiền để chùa tiếp tục làm chuyện nghĩa nhân.
Em Tạ Nhật Nguyên, sinh viên năm 4, khoa Dược, trường Đại Học Tây Đô xúc động kể: “Quê em ở Bạc Liêu, kinh tế gia đình khó khăn, sau đó em tới chùa xin tá túc và được Thượng tọa chấp thuận. Không chỉ có em mà mỗi năm có rất nhiều bạn đến đây. Ở chùa chúng em không phải tốn kém bất kỳ khoản chi phí ăn, ở nào. Cạnh đó môi trường ở đây rất uy thiêng giúp chúng em lánh xa những tệ nạn xã hội. Cạnh đó chúng em còn được thầy khuyên bảo thực hiện những điều tốt lành, hiếu thảo với cha mẹ, biết giúp đỡ mọi người xung quanh, nhất là người nghèo. Em ở đây đã 4 năm rồi, mỗi khi về quê rất nhớ chùa và chỉ mong ngày trở lại với chùa sống với sư thầy”.
Chưa dừng lại ở đó, mỗi tháng vào các ngày 29, 30 và 14, 15 âm lịch mỗi tháng, chùa Long An còn cấp trên 1000 suất cơm cho người lao động nghèo. Số tiền để tổ chức nấu cơm miễn phí do các Phật tử tự nguyện đóng góp. Đó là chưa kể đến việc nhà chùa thường xuyên tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo mỗi năm từ 300 đến 500 suất. Người bệnh sau khi khám còn được nhận quà trị giá từ 250.000 đến 300.000 đồng. Ngoài ra chùa còn tổ chức vui trung thu cho trẻ em nghèo nhân ngày rằm tháng tám.
Bà Lê Thị Tư, một “thợ nấu” các món chay rất nổi danh tại tỉnh Bạc Liêu kể: “Việc làm nhân ái của Thượng tọa đã lan tỏa khắp các địa phương, từ đó mỗi tháng 4 ngày, tôi đều đến đây làm công quả thông qua việc nấu thức ăn chay cấp phát cho bà con nghèo. Cạnh đó còn tranh thủ thời gian chăm sóc bệnh nhân đang an dưỡng tại đây. Cực một chút nhưng bù lại thấy lòng rất thanh thản”.
Chúng tôi rất bất ngờ khi hỏi về những con số cụ thể, những việc làm nhân nghĩa mà chùa Long An đã thực hiện suốt mấy mươi năm qua và được Thượng tọa Thích Thiện Thông trả lời rất chân thành: “Ở đây không có bất kỳ sổ sách ghi chép về lượng bệnh nhân đến đây “ an dưỡng”; lượng sinh viên tá túc”; lượng gạo phát cho người nghèo các dịp lễ, tết; lượng cơm chay phát hàng tháng…bởi chùa đâu cần những con số kia để báo cáo thành tích. Chúng tôi chỉ mong chia sẻ những khó khăn với những người xung quanh. Vậy đã là quá đủ”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người Thầy dị nhân: Thành tựu kép từ năng lượng yêu thương và kỷ cương
Gieo mầm thiện 21:52 18/11/2024Phật giáo có câu: "Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", "Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa". Câu chuyện về Tiến sĩ Phan Quốc Việt – người thầy được mệnh danh là "dị nhân" – chính là minh chứng sống động cho triết lý này.
Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo
Gieo mầm thiện 14:11 14/11/2024Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.
Người đàn ông 60 tuổi chạy bộ 10km mỗi ngày, ăn chay trường, hiến máu 348 lần
Gieo mầm thiện 10:18 08/11/2024Người đàn ông 60 tuổi đã duy trì thói quen chạy bộ 10km vào mỗi sáng hơn 20 năm. Ông được nhiều người ngưỡng mộ vì sự chăm chỉ và nỗ lực hiến máu cứu người.
Diễn viên Việt Trinh mong muốn được hiến xác cho y học
Gieo mầm thiện 11:00 05/11/2024Trước đó, Việt Trinh hoàn thành thủ tục đăng ký hiến tạng vào tháng 4/2019 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Xem thêm