Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 09/04/2020, 08:24 AM

Chuyện luân hồi, người phụ nữ Anh tự nhận đến từ thời cổ đại

Một người phụ nữ Anh khẳng định mình đến từ thời Ai Cập cổ đại và từng là người yêu của Pharaoh cách đây hơn 3.000 năm.

 > Câu chuyện luân hồi kì lạ của Corliss Chotkin – Hoa Kỳ

Theo Ancient Origins, Dorothy Eady sinh ngày 16/1/1904 ở Blackhearth, khu vực phía đông nam London, Anh. Năm ba tuổi, Dorothy ngã cầu thang và bị thương nặng. Bác sĩ cho rằng cô bé không thể sống sót.  

Tuy nhiên, Dorothy vẫn sống và khỏe mạnh, bắt đầu xuất hiện những ký ức về kiếp trước. Khi đó bà là người yêu của Pharaoh Seti I thời Ai Cập cổ đại, cai trị năm 1290 – 1279 trước Công nguyên.

Người yêu của Pharaoh

Dorothy lớn lên trong một gia đình theo đạo Cơ Đốc nên thường xuyên đến nhà thờ cầu nguyện lúc nhỏ. Một hôm cha mẹ của Dorothy đưa bà đến Bảo tàng Anh. Khi nhìn vào bức ảnh ngôi đền của Seti I, vị Pharaoh thuộc Vương triều thứ 19, Dorothy nói rằng đó là nhà của mình.

Dorothy không hiểu lý do tại sao ngôi đền không có khu vườn và cây cối xung quanh, nhưng bà nhận ra các di tích và hiện vật khác trong phòng trưng bày Ai Cập cổ đại. Dorothy hôn lên chân những bức tượng và quyết định đi học chữ tượng hình Ai Cập.

Bà Dorothy và cháu gái năm 1976. Ảnh: Rosemary Clark.

Bà Dorothy và cháu gái năm 1976. Ảnh: Rosemary Clark.

Luân hồi và nhân quả trong đạo Bụt

E.A. Wallis Budge, giáo viên của Dorothy, khuyến khích bà nghiên cứu lịch sử Ai Cập cổ đại. Khi Dorothy 15 tuổi, bà mô tả cuộc gặp gỡ đầu tiên của mình với xác ướp Pharaoh Seti I trong giấc mơ. Dorothy tuyên bố Pharaoh Seti I làm bà nhớ lại cuộc sống tiền kiếp của mình

Năm 1931, Dorothy kết hôn với một người Ai Cập tên là Eman Abdel Meguid. Cuộc hôn nhân này giống như một "tấm vé" đến Ai Cập, nơi bà trở thành một giáo viên dạy tiếng Anh. Dorothy sinh một con trai tên là Sety.

Khi Dorothy đặt chân đến Ai Cập lần đầu tiên, bà hôn lên mặt đất và cảm thấy mình như được chào đón trở về ngôi nhà cũ. Trong giai đoạn này, Dorothy nhớ ra tên cổ xưa của mình là Bentreshyt, cũng như nhớ lại gia đình tiền kiếp.

Dorothy cho biết, Bentreshyt là con gái một người lính làm việc cho Pharaoh Seti I và một phụ nữ bán rau. Người mẹ qua đời khi Bentreshyt lên 3 tuổi. Sau đó, Bentreshyt được đưa tới ngôi đền ở Abydos và trở thành tu sĩ.

Năm 12 tuổi, Bentreshyt tuyên bố mình là một trinh nữ hiến thần (consecrated virgin), nhưng vài năm sau cô gặp Pharaoh Seti I. Họ yêu nhau và Bentreshyt có thai. Vì lời thề giữ gìn trinh tiết của tu sĩ, Bentreshyt tự sát để ngăn không cho Pharaoh Seti I bị liên lụy.

Ngôi đền Seti I tại Abydos

Sau 19 năm sống tại Cairo, Dorothy quyết định chuyển đến sống trong một ngôi nhà ở Abydos, gần ngọn núi Pega-the-Gap, lúc 52 tuổi. Theo tín ngưỡng cổ xưa, ngọn núi trên là con đường dẫn đến thế giới bên kia. Ở giai đoạn này, Dorothy bắt đầu được gọi là Omm Sety, nghĩa là ''mẹ của Sety''.

Ngôi đền của Seti I tại Abydos. Ảnh: Wikipedia.

Ngôi đền của Seti I tại Abydos. Ảnh: Wikipedia.

Đức Phật nói về thuyết luân hồi

Tại Abydos, Dorothy hợp tác với các nhà Ai Cập học để khám phá ngôi đền của Seti I. Bà viết một số cuốn sách về riêng mình cũng như tham gia vào công việc của nhiều nhà nghiên cứu khác. Dorothy giúp các nhà khảo cổ phát hiện khu vườn, nơi bà gặp Seti I lần đầu tiên. Kết quả thu được chính xác giống những gì bà nhớ lại từ tiền kiếp.

Dorothy cũng tiết lộ những lời cầu nguyện và nghi lễ truyền thống của người Ai Cập cổ đại, bà biết nội dung chính của nhiều sách giấy cói tôn giáo trước khi đọc chúng. Những mô tả của Dorothy về các di tích, bức phù điêu và những thứ khác mà bà thấy trong kiếp trước nhiều lần được các cuộc khai quật khẳng định. 

Nhiều người hoài nghi về câu chuyện của Dorothy, nhưng các nhà Ai Cập học không thể phủ nhận đóng góp của bà. Dorothy có kiến thức mà những chuyên gia làm việc tại Ai Cập lâu năm không có được. Dorothy qua đời năm 81 tuổi. Bà được chôn cất tại nghĩa trang Coptic ở Abydos.

> Xem thêm video: Tác hại của lời nói dối:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm