Chuyện một ác Tỳ-kheo liên minh với ma quỷ
Có lẽ mọi thăng trầm trên đời đều phát xuất từ lòng tham lam, sân hận và si mê. Ngay cả người tu hành nếu chưa chuyển hóa được tham sân si thì cũng không ngoại lệ. Vị Tỳ-kheo kia cũng vì tham nên phạm tội, bị đuổi ra khỏi Tăng đoàn (tẩn xuất), cơ nghiệp tu hành mất trắng.
Thuở xưa, có một Tỳ-kheo bị tẩn xuất, ảo não buồn rầu, vừa đi vừa than khóc. Dọc đường, Tỳ-kheo ấy gặp một con quỷ vốn phạm pháp cũng bị Tỳ Sa Môn Thiên Vương tẩn xuất. Quỷ hỏi vị Tỳ-kheo:
- Vì sao phải buồn rầu than khóc?
- Tôi vì phạm tội, bị chúng Tăng tẩn xuất, từ đây mất hết sự cúng dường của tín thí, tiếng xấu đồn khắp gần xa nên rất đau khổ, buồn rầu.Quỷ bảo Tỳ-kheo:
- Tôi có thể làm cho ngài tiếng xấu tiêu tan và được cúng dường nhiều hơn trước. Ngài đứng trên vai của tôi, tôi đội ngài đi giữa hư không, người ta chỉ thấy ngài mà không thấy tôi, và như thế ngài trở nên thần thông quảng đại. Nếu được cúng dường nhiều, ngài phải chia lại cho tôi.
Vị Tỳ-kheo kia đồng ý. Tức thời, quỷ mang vị Tỳ-kheo đi trên hư không đến nơi trước đây bị tẩn xuất. Bấy giờ, mọi người trong vùng ấy trông thấy đều kinh ngạc, cho rằng Tỳ-kheo ấy đã đắc đạo, chứng thần thông, trở lại trách “chúng Tăng vô cớ, tẩn xuất oan uổng một vị tu hành chân chính”.
Họ cùng nhau đưa vị Tỳ-kheo trở lại chùa, cúng dường hậu hĩ. Vị Tỳ-kheo thọ lãnh áo cơm, tài vật cúng dường đều phải chia phần cho quỷ dữ, không dám làm trái lời cam kết trước đây.
Rồi một ngày kia, khi đang cõng vị Tỳ-kheo du hành trong hư không, tình cờ gặp tùy tùng của Tỳ Sa Môn Thiên Vương, quỷ kinh hoàng quăng vị Tỳ-kheo, chạy trốn thục mạng. Bị quăng xuống đất, vị Tỳ-kheo thân hình tan nát, chết ngay.
Theo Truyện cổ Phật giáo.
Bài học đạo lý:
Chuyện một ác Tỳ-kheo liên minh với ma quỷ, cầu danh vọng, cung kính, lợi dưỡng xem ra cũng khá thú vị và có nhiều điểm đáng bàn. Thực ra thì việc ấy cũng không lạ, vì ngay từ thời Thế Tôn còn tại thế, thời Chánh pháp, đã xảy ra. Đề Bà Đạt Đa vì không kềm được tâm tham cầu hư danh giáo chủ đã liên minh với hôn quân A Xà Thế (giết cha để soán đoạt ngai vàng) nhằm hại Phật, chia rẽ Tăng đoàn.
Đề Bà Đạt Đa nghĩ rằng, với sự hỗ trợ của quyền lực tối cao là nhà vua, thì mọi chuyện sẽ vận hành theo ý đồ đen tối của mình. Nhưng tất cả đều ngược lại, Đề Bà Đạt Đa đã chết thảm, bị chôn vùi bởi một cơn cuồng nộ địa chấn. Chính nghĩa luôn chiến thắng gian tà.
Có lẽ mọi thăng trầm trên đời đều phát xuất từ lòng tham lam, sân hận và si mê. Ngay cả người tu hành nếu chưa chuyển hóa được tham sân si thì cũng không ngoại lệ. Vị Tỳ-kheo kia cũng vì tham nên phạm tội, bị đuổi ra khỏi Tăng đoàn (tẩn xuất), cơ nghiệp tu hành mất trắng. Thay vì thành tâm sám hối, bồi đức chuộc tội, Tỳ-kheo ấy lại si mê liên kết với quỷ ma, tạo hư danh hầu kiếm lợi, mê hoặc không ít tín đồ vốn dĩ cũng sính hư danh.
Kể cũng lạ, người ta hay đánh đồng sự khác thường với phi thường. Hễ nghe ai đó có chút khác thường như biết trước một vài chuyện, ngồi nhiều hơn nằm, nhịn nhiều hơn ăn, hoặc đột nhiên xênh xang áo mão nói toàn chuyện... trên trời thì cho rằng đã đắc đạo, phi thường rồi nhắm mắt tung hô, xun xoe cầu cạnh, tận tụy cúc cung. Mấy ai bình tâm để thấy rằng đằng sau những sự khác thường phù phiếm đó có bàn tay lông lá, đen đúa của quỷ dữ. Trong khi sự siêu việt, phi thường của nhà đạo vốn dĩ là sự bình thường (bình thường tâm thị đạo) thì chẳng mấy ai để ý, thậm chí lại xem thường. Có phải vì thế mà người ta thường tìm mọi cách gồng mình cho hoành tráng, bề thế chăng?
Ma quỷ vốn chẳng có từ tâm, nên nhúng tay vào chuyện gì cũng có dụng ý rõ ràng, không bao giờ giúp suông. Phò cho vị ác Tỳ-kheo, bị đuổi ra khỏi Tăng đoàn có uy tín trở lại, thần thông quảng đại, ngất ngưởng trên hư không nhưng kèm theo điều kiện là chia đôi quyền lợi.
Vị Tỳ-kheo chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân mà quên đi sự tồn vong của đạo pháp, quá đam mê danh lợi nên mụ mị không cảnh giác rằng quỷ dữ luôn ác tâm và ích kỷ, sẵn sàng đội lên đầu để thủ lợi nhưng cũng nhanh nhẹn “bỏ của chạy lấy người” khi gặp nguy biến. Vì thế mà vị ác Tỳ-kheo kia bị rơi từ hư không xuống đất chết thảm, thật bi thương.
Thiết nghĩ, tu tập là từng bước chuyển hóa, kiện toàn tự thân để đạt đến hoàn thiện. Song, phải đi lên từ đôi chân của chính mình. Không nên dựa dẫm, nương tựa vào bất cứ ai, lại càng nói không với các loài ma mị, ác quỷ. Khi chưa đủ tài đức của hàng Thánh tăng giáo hóa ác quỷ trở thành hộ pháp thì nên chăng “Quỷ thần kính nhi viễn chi”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại
Kiến thức 08:30 07/01/2025Nhờ có ngày mùng 8 tháng 12 mà hôm nay thế giới loài người đã tôn vinh và công nhận đạo Phật là đạo của con người, vì con người mà sống thương yêu đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim có hiểu biết.
Bài học đáng quý nhân ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo
Kiến thức 13:00 06/01/2025Chúng ta thấy không có kết quả tốt đẹp nào đến ngẫu nhiên cả, tất cả đều nhờ công phu cực khổ mới được. Bây giờ chúng ta kính phục lễ lạy Phật, đó là kết quả Ngài đã từng trả giá rất đắt trên bước đường tầm tu, không phải chuyện dễ dàng.
Nghi thức hồi hướng tiêu trừ nghiệp chướng bệnh tật
Kiến thức 12:05 06/01/2025Hết thảy chúng sinh, vì vọng động từ vô thỉ kiếp mà có vô minh, mê lầm đã trải qua số kiếp nhiều như cát bụi. Khởi tâm động niệm tạo biết bao ác nghiệp nên che mất Phật tánh của mình. Nghiệp chướng không trừ thì Phật tánh không thể hiện tiền.
Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh
Kiến thức 10:57 04/01/2025Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.
Xem thêm