Người con Phật quyết không cổ xuý cho ma quỷ, Halloween
Là người Phật tử thì không ghét ma quỷ nhưng không được làm bạn với ma, không nên ''mặc áo giấy'' rủ nhau đi tung tăng như ma, không nên hóa trang làm quyến thuộc của ma, đừng mượn áo của ma mà mặc, đồng hóa với ma, nguy hiểm vô cùng…
Tháng 10 sắp qua, cũng là lúc báo hiệu một lễ hội Halloween 2023 lại đến.
Halloween (viết rút gọn từ từ All Hallows' Eve - Đêm trước Lễ các Thánh) là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31/10 hàng năm, vào buổi tối trước Lễ Các Thánh trong Kitô giáo Tây phương.
Tại Việt Nam, lễ hội này đã được du nhập vào theo tinh thần mở cửa, hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa. Những ngày này, nhiều bạn trẻ ở khắp nơi hóa trang thành các nhân vật kỳ dị, ma quái để hòa mình vào không khí lễ hội Halloween.
Lễ hội Halloween không chỉ là lễ hóa trang cho vui nhộn như nhiều bạn trẻ lầm tưởng. Về bản chất Halloween mang ý nghĩa tích cực, phù hợp với văn hóa phương Tây, để mọi người cùng tưởng nhớ về linh hồn người đã chết đang chịu tội theo tín ngưỡng dân gian bản địa. Đây là một loại hình tín ngưỡng thiêng liêng của nước bạn, nếu chúng ta chỉ biết vui vẻ hưởng ứng, hóa trang cho kinh dị để nhát ma người khác, thì đó là việc làm thiếu hiểu biết. Nếu chúng ta không biết chắt lọc thì vô tình mình sẽ trở nên cạn cợt và thiếu chín chắn trong văn hóa tâm linh.
Halloween – Đừng để văn hóa xấu tràn lan trên đất Việt
Là người Phật tử thì không ghét ma quỷ nhưng không được làm bạn với ma, không nên ''mặc áo giấy'' rủ nhau đi tung tăng như ma, không nên hóa trang làm quyến thuộc của ma…Bởi lẽ con người truy cầu điều gì thì sẽ nhận được những thứ đối ứng cũng như vậy, “mặc quần áo hình thù kỳ quái, nhuộm tóc xanh đỏ, xăm hình ma quỷ, chẳng phải con người đang truy cầu những thứ tà này hay sao?”
Con Phật, hãy mặc áo cà sa, chưa mặc được, đừng mượn áo của ma mà mặc, đồng hóa với ma, nguy hiểm vô cùng… Khi đó thứ làm cho ta sợ hãi không phải là ma quỷ đi...hỏng cẳng mà chính là Ma tham, sân, si luôn xuất hiện, thống trị cõi tâm này.
Tôi không lạm bàn phong tục của ai, chỉ xin nói với những ai là Phật tử, hãy ghi nhớ lời dạy của đức Thế Tôn: "Tâm khởi thì duyên khởi, duyên khởi thì sự khởi." Cho nên, Phật tử chúng ta không tham gia, không tán thán lễ hội Halloween này.
Là Phật tử đã quy y Tam Bảo mà còn tham dự lễ hoá trang thành ma quỷ, khác nào quý vị tự bỏ Bồ đề tâm, trái với tam kiết, phá vỡ giới nguyện Tam Quy.
Tuy việc hóa trang chỉ trong một ngày, một buổi, nhưng cũng sẽ huân tập vào tàng thức. Nhất là với trẻ em, việc này không có lợi cho tâm hồn của tuổi thơ, bởi nó ám ảnh, tiếp cận, gieo trồng trong tâm thức các em những ảnh hình quái dị, quái đản, âm cảnh, chết chóc máu me...Chúng ta cần phải quyết liệt từ chối những buổi tiệc tùng mà niềm vui dựa trên nỗi sợ này. Đồng thời, ta cũng không thể lường trước được những nguy hại tâm linh từ việc hóa trang thành ma quỷ trong ngày lễ Halloween.
Vạn vật đều có từ trường, tác động qua lại lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Vật có hình dạng thế nào, thì sẽ có một trường khí biểu hiện ra theo hình dạng như thế ấy. Chúng ta phải nhớ kỹ: Vạn sự vạn vật trên đời đều có chứa tín tức lành dữ, dùng lành được lành, dùng dữ được dữ, đây là quy luật tự nhiên của sự vật, nhất định phải cảnh giác.
Sự cố đêm Halloween ở xứ Kim chi là một bài học lớn cho cả thế giới. Cái chết xảy ra ngay trong đêm lễ hội nhưng nguyên nhân đến giờ chưa rõ ràng. Người ta chỉ biết một hiện thực rằng người người giẫm đạp lên nhau, đè bẹp lẫn nhau, xô ngã nhau trong một bầu không khí thiếu oxy trầm trọng. Sự hỗn loạn ấy đã dẫn đến thảm kịch bi thương.
Liên quan đến lễ hội Halloween, Thượng tọa Thích Vân Pháp (trụ trì chùa Từ Vân, TP.Huế) từng có bài viết đăng trên trang Facebook cá nhân bày tỏ ý kiến, đồng thời có những lời khuyên và đã nhận được sự tán thưởng, chia sẻ của đông đảo người dân, Phật tử.
“Không nên để lễ hội “ma quỷ” du nhập vào Việt Nam vì nó không phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam; không nên để lễ hội này trở thành trào lưu mới trong học đường vì nó rất ghê rợn, những hình ảnh vô cùng xấu xí ấy, ám ảnh các em nhỏ trong một thời gian, chiêu cảm những hạt giống xấu ác và ghê rợn biểu hiện ra bên ngoài đó không phải là vui mà là báo hiệu cho sự xuất hiện của cái xấu bắt đầu lan tràn vào học đường và xã hội Việt Nam. Người Phật tử không nên tham gia lễ hội ma quỷ rùng rợn ấy, vì đó là gieo trồng chủng tử bất thiện, xấu ác vào tâm thức và tâm thức biểu hiện cái xấu ác đó ra bên ngoài qua những hình vẽ, trang phục như vậy.”
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm