Chuyện người tử tế
Trước khi làm một người thành công, trí tuệ, xin những người mẹ nhớ dạy con mình bài học hãy làm một người tử tế. Và chúng ta, những người lớn cũng xin chớ quên.
Năm nay, khi vừa đón chào một năm mới, thế giới đã phải đối mặt với một thảm cảnh, một biến cố dịch bệnh lịch sử. Theo thông tin từ Báo Tuổi trẻ, đến ngày 4/6/2020, Mỹ ghi nhận hơn 1.200 ca tử vong trong 24 giờ. Trên thế giới đã có nhiều hơn 1. 271.679 người nhiễm bệnh với hơn 64 ngàn người tử vong.
Trong những ngày qua, ở Hà Nội và Sài Gòn, người ta lập những điểm để đồ ăn đủ cho một ngày để ai cần có thể đến lấy dùng tạm mà qua những ngày gian khó.
Theo giáo lý nhà Phật, chúng ta hiểu về hai chữ tương tức có nghĩa là, vạn vật nương vào nhau mà biểu hiện, sinh trụ hay dị diệt trong từng khoảnh khắc. Bởi vì cái này có nên cái kia có, có tối nên có khái niệm gọi là sáng. Cũng giống như khi chúng ta gọi trời cao - đất thấp, bởi có trời cao nên có khái niệm đất thấp. Sự cao và thấp ấy cùng được thành lập và biểu hiện, không có trước hay có sau. Bởi có xấu nên có tốt và ngược lại.
Nhìn sâu vào sự vật, ta thấy trong một cánh hoa có mặt trời, có nước, có đất, có đám mây ngày ngày ngang qua... trong một bông lúa, có giọt mồ hôi người cày cấy, có ánh nắng, có những dòng sông cho nước về ruộng đồng, có dấu ấn của những ước mong gian khó. Tất cả nương nhau và có trong nhau.
Hãy tử tế với những người không tử tế với mình!
Trong ta có tổ tiên ngàn đời. Điều đó, với những biểu hiện trực quan, ta vẫn có thể nhận diện được dù sau hàng ngàn vạn năm đổi thay. Nhân quả không phải có cái nào trước cái nào sau mà là đồng thời. Khi bạn tạo tác ra một nhân thì quả cũng đã được thành lập ngay thời khắc ấy. Chỉ có điều, nó hội đủ bao nhiêu nhân duyên để thành và khi nào thì biểu hiện ra mà thôi.
Cho nên, bệnh dịch đã có mặt không phải ở thời điểm mà nó biểu hiện. Không phải ở năm 2020 này, khi chúng ta đối diện với những cảnh tượng người già nhường cơ hội sống cho người trẻ. Khoảng cách xã hội được tạo lập để đề phòng sự lây lan không thể kiểm soát. Và những mất mát, những thiệt hại về người, về của là vô cùng lớn.
Bệnh dịch thực sự đã có mặt, từ giây phút con người tồn tại sự ích kỷ, bạo động. Chúng ta luôn nghĩ đến làm thế nào để gia tăng lợi ích và tiềm lực của mình bằng cách xâm lấn, chiếm hữu và thản nhiên tước đoạt những tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho đời sống. Tước đoạt mà không tái tạo, không quay trở lại chăm nom cho nơi đang che chở dưỡng nuôi mình mỗi ngày.
Trước khi dịch bệnh tràn lan, chất lượng không khí luôn ở mức báo động trên hầu khắp các quốc gia. Ô nhiễm khắp thế giới và kéo dài chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiên tai dịch bệnh. Bên cạnh đó là sự bạo động từ lòng tham của con người chưa từng dừng lại.
Trong bộ phim tài liệu Chuyện tử tế, có một câu thoại rất hay:
“Từ rất xa xưa, cha tôi có dạy rằng, tử tế có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức nó, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài của quốc gia. Bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có nỗ lực tột bậc và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn. Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người - người tử tế - trước khi mong muốn và chăn dắt họ trở thành người có quyền hành, giỏi giang hoặc siêu phàm”.
Trong chiết tự, “tử” trong tử tế có nghĩa là nhỏ bé, còn “tế” có nghĩa là những điều bình thường. Tử tế là cẩn trọng từ những điều bình thường, nhỏ bé. Lâu ngày dần, ý nghĩa của nó trở nên rộng hơn và phổ quát hơn.
Bạn biết không, trước khi nghĩ đến những điều lớn lao, xin hãy bắt đầu từ những điều tưởng chừng như bình thường, bé nhỏ. Vì hiểu được tương tức, hiểu được vạn vật nương vào nhau mà biểu hiện nên ta biết, mình không thể tồn tại độc lập riêng biệt. Mình là nhau, nương vào nhau và vào mẹ thiên nhiên để làm ra những đời sống, những ngày tháng trong đời.
Dù cho mình có quyền hành, tiền bạc hoặc trí thức, mình cũng cần một bầu dưỡng khí, cần hít thở vào mỗi buổi sớm mai. Mình cần được sinh ra và yêu thương, được chia sẻ và được hiểu bởi ai đó trên đời... Xin hãy học bài học về lòng biết ơn, về đức khiêm cung và niềm cung kính với Trời đất, với thiên nhiên, với con người.
Một hơi thở, xin hãy quay trở về và biết ơn đầu tiên từ điều bình thường ấy. Đừng để đến khi phải trả tiền cho một ngày dùng máy thở để có thể thở được trên giường bệnh, mới hiểu được ý nghĩa của sự sống.
Chúng ta nương vào nhau, nương vào mẹ thiên nhiên để có được ngày hôm nay.
Vậy nếu không học được bài học: Hãy cẩn trọng và biết ơn từ những điều bình thường nhỏ bé, chúng ta có bao nhiêu tiền tài và còn có những gì để trả phí cho cuộc đời này đã bao bọc, dưỡng nuôi? Trước khi làm một người thành công, trí tuệ, xin những người mẹ nhớ dạy con mình bài học hãy làm một người tử tế. Và chúng ta, những người lớn cũng xin chớ quên.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm