Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 26/02/2021, 10:19 AM

Sư thầy đi tìm lời giải về quốc sư Minh Không

Sau 5 năm điền dã nhằm giải đáp các nghi vấn và chấm dứt những nhầm lẫn về hai vị quốc sư Minh Không và Không Lộ, sư thầy Thích Tâm Hiệp sắp ra mắt cuốn sách để gửi tới công chúng những tìm tòi thỏa đáng.

“Quốc sư Minh Không qua di sản văn hóa đền Thánh Nguyễn” là kết quả của sư thầy Thích Tâm Hiệp cùng nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền Miếu Việt. Cuốn sách hoàn thành đúng dịp 23 tháng Chạp vừa qua và dự định ra mắt công chúng dịp Tết Tân Sửu. Tuy nhiên, vì dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên nhóm tác giả quyết định dừng buổi ra mắt sách.

Để cuốn sách về quốc sư Minh Không hoàn thành, thầy Thích Tâm Hiệp cùng nhóm Đền Miếu Việt đã phải mất 5 năm tìm hiểu tư liệu cổ.

Để cuốn sách về quốc sư Minh Không hoàn thành, thầy Thích Tâm Hiệp cùng nhóm Đền Miếu Việt đã phải mất 5 năm tìm hiểu tư liệu cổ.

Cứ tìm sẽ thấy

Sư thầy Thích Tâm Hiệp cho biết, từ xưa nhiều người dù rất am hiểu Phật giáo vẫn cứ nhầm lẫn về hai vị quốc sư Minh Không và Không Lộ.

Căn cứ theo tài liệu sử sách về thân thế, sự nghiệp của hai vị thiền sư thì rõ ràng đó là hai người khác biệt, có tiểu sử rõ ràng. Vì có quá nhiều điển tích trùng hợp đến khó tin nên gây ra những nhầm lẫn trong dân gian.

Mấy trăm năm qua, các nhầm lẫn vẫn chưa chấm dứt. Trong buổi tọa đàm chia sẻ do Nhóm Chùa Việt tổ chức tại nhà sách Văn hóa Đông Tây, cách đây mấy năm Thiền sư Lê Mạnh Thát có nói: “Vấn đề về Không Lộ chắc để thế hệ sau tiếp tục nghiên cứu và làm rõ”.

Đã có quá nhiều những bài viết, những công trình nghiên cứu, những tranh luận về Không Lộ và Minh Không. Tối thiểu, một trí thức lớn là nhà nho Đặng Xuân Bảng (1828 - 1910) từng nêu vấn đề này nhưng vẫn chưa được làm sáng tỏ dứt điểm hoàn toàn.

Năm 2019, tại chùa Bái Đính hai lần diễn ra hội thảo về quốc sư Minh Không do UBND tỉnh Ninh Bình kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức. Thế nhưng vẫn chỉ dừng lại ở hội thảo với những bài viết với dữ liệu trích dẫn. 

“Chưa có một công trình nào tiếp cận và làm rõ về quê hương bản quán của quốc sư Minh Không. Mặc dù đền Thánh Nguyễn vẫn còn đó và các tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp cũng khá rõ ràng. Vì thế, chúng tôi phải mất 5 năm điền dã, tìm tòi các bằng chứng với niềm tin cứ tìm sẽ thấy để giải quyết dứt điểm câu hỏi về Không Lộ và Minh Không”, thầy Thích Tâm Hiệp cho hay.

Sau khi xem các tư liệu mà thầy Tâm Hiệp và nhóm Đền Miếu Việt tìm được tại Hà – Nam - Ninh, Thiền sư Lê Mạnh Thát đã thốt lên “chứng tỏ tư liệu Phật giáo của cha ông ta để lại quá phong phú”. 

Đến chính các tác giả trong nhóm giải mã về quốc sư Minh Không khi nhìn lại các tư liệu tìm được trong 5 năm cũng phải ngỡ ngàng. Trong khi trước đó, phần lớn các nhà nghiên cứu nhận định “tư liệu không còn gì”.

Không dừng lại ở thời Lý, thầy Tâm Hiệp và nhóm Đền Miếu Việt còn ngược thời gian nhiều ngàn năm tìm về thời đại các Vua Hùng. Điều kỳ lạ là không thiếu tư liệu quý báu mà tiền nhân ghi chép lại. 

Hành trạng của quốc sư Minh Không

Quốc sư Minh Không.

Quốc sư Minh Không.

Trùng hợp giữa hai quốc sư

“Quốc sư Minh Không qua di sản văn hóa đền Thánh Nguyễn” được các tác giả tập trung khai thác toàn bộ những gì liên quan còn lưu lại: Từ văn bia, văn cúng, ngọc phả, văn tế, câu đối.

Đền Thánh Nguyễn vốn là ngôi đền cổ thuộc làng Điềm, phủ Tràng An nay là xã Gia Thắng (Gia Viễn – Ninh Bình). Tại đây, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 51 đạo sắc phong, bắt đầu từ đạo sắc sớm nhất - Dương Hòa ngũ niên (1639) đến đạo sắc cuối cùng đời Khải Định thứ 9 (1924). Đặc biệt, trong một ngọc phả nhóm nghiên cứu còn tìm thấy tên của cha quốc sư Minh Không và biết được chính xác quê mẹ đẻ.

Dù tư liệu rất rõ ràng từ mấy trăm năm trước, nhưng càng ngày những nhầm lẫn về hai vị quốc sư ngày càng trở nên phức tạp. Cả hai thiền sư đều là quốc sư đời Lý nhưng theo lịch sử thì Dương Không Lộ là quốc sư đời vua Lý Thánh Tông, còn Nguyễn Minh Không là quốc sư đời vua LýThần Tông.

Theo kiến giải, thiền sư Minh Không thuộc thế hệ sau Không Lộ. Không Lộ ở thế hệ cùng với Giác Hải và Từ Đạo Hạnh. Cả hai vị, ngoài tài năng đức độ phi phàm của bậc thiền sư thì còn là thần y, đều đã từng chữa khỏi bệnh cho hai vua Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông. Hai thiền sư đều được vua phong quốc sư, được tín ngưỡng dân gian phong thần, gọi Đức Thánh tổ. 

Tuy nhiên, có lẽ vô cùng cảm kính đức độ, tài năng của hai vị thiền sư mà truyền thuyết dân gian về thiền sư Minh Không đôi khi có sự đồng nhất với thiền sư Không Lộ. Chẳng hạn Văn bia tại chùa Cổ Lễ (Trực Ninh – Nam Định) đồng nhất Minh Không cùng thời với Giác Hải và Từ Đạo Hạnh và gọi đó là “Nam Thiên tam vị Thánh Tổ”.

Tương tự, Không Lộ thiền sư ký ngữ lục lưu giữ tại chùa Keo (Thái Bình) thuật lại tiểu sử Dương Không Lộ, chỉ khác tên họ, quê quán, còn lại sự tích hoàn toàn trùng khớp với thiền sư Minh Không.

Không chỉ trong tâm thức dân gian, đôi khi các tài liệu chính sử cũng có những kiến giải gần như đồng nhất hai vị thiền sư. Chẳng hạn, trong cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư” hoàn toàn không có nhân vật Dương Không Lộ, chỉ thấy 3 đoạn ghi chép về đại sư Minh Không.

Cho đến nay, sau nhiều nghiên cứu thì kết quả vẫn không rõ ràng. Ngay cả nơi sinh, quá trình tu đạo và hành đạo của hai thiền sư cũng hòa vào nhau. Nhiều Phật tử dù rất am hiểu nhưng đôi lúc cũng không phân biệt được giữa thiền sư Không Lộ - Minh Không. Và thậm chí, hai thiền sư lại cùng được tôn là Thánh tổ nghề đúc đồng.

Một số nhà nghiên cứu về Phật giáo đánh giá cuốn sách “Quốc sư Minh Không qua di sản văn hóa đền Thánh Nguyễn” là công trình khảo cứu công phu và đầy đủ nhất khi nghiên cứu về quốc sư Minh Không.

“Trong tâm thức dân gian, Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không hầu như được đồng nhất với nhau. Trong các tài liệu, thư tịch cổ các quan điểm khác nhau: Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không là hai người khác biệt, có tiểu sử rõ ràng, cả hai ông đã từng chữa khỏi bệnh cho hai vua Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông” - Tác giả Thích Tâm Hiệp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Xem thêm