Chuyện vãng sinh của những người trẻ tuổi
Đời Tùy có hai vị sa-di ở Vấn Châu, cùng tu pháp môn niệm Phật. Một hôm, vị lớn tuổi hơn bỗng đột ngột qua đời, thấy mình đến Tịnh độ được gặp Phật, liền bạch rằng: “Có một sa-di nhỏ tuổi hơn cùng tu với con, liệu người ấy có được vãng sinhkhông?”
Đức Phật dạy: “Chính sa-di ấy đã khuyên ông, nên ông mới phát tâm tu tập niệm Phật. Nay ông có thể quay lại Ta-bà, nỗ lực tu tập nhiều hơn nữa, ba năm sau hai người sẽ cùng vãng sinh về đây.”
[Vị sa-di lớn tuổi hơn sau đó sống lại, hai người tiếp tục tinh cầntu tập.] Đến kỳ hạn ba năm sau, cả hai người đều nhìn thấy đức Phật hiện đến, cõi đất khi ấy chấn động, có hoa trời rơi xuống bay lượn, hai vị sa-di cùng lúc viên tịch vãng sinh.
Đồng tử muốn vãng sinh
Đại sư Duy Ngạn sống vào đời Đường, tu Sám pháp Tịnh độ, chuyên cần tinh tấn không chán mệt. Một hôm, Đại sư nhìn thấy hai vị Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí cùng hiện ra giữa không trung. Đại sư vui mừng quá, ý muốn tìm hoạ sĩ để vẽ lại cảnh ấy. Bỗng có hai người đến nói là có thể vẽ được, nhận vẽ. Vẽ xong, cả hai đều biến mất. Đại sư liền bảo các đệ tử rằng: “Hôm nay ta vãng sinh, có ai muốn đi cùng ta không?”
Trong chúng có một đồng tử muốn được vãng sinh theo, Đại sưliền bảo về nhà từ biệt cha mẹ. Cha mẹ cho là lời nói đùa, không tin. Lát sau, đồng tử ấy tắm rửa thay đồ, ngồi ngay ngắn niệm Phật vãng sinh trước. Đại sư nhân đó gọi người mang giấy bút đến, làm một bài kệ khen ngợi. Viết kệ xong, Đại sư cũng an nhiên ngồi mà thị tịch.
Sư Tán
Sư Tán sống vào đời Tống, quê ở Ung Châu, xuất gia từ thuở nhỏ. Năm 14 tuổi, tu tập niệm Phật không dứt tiếng. Bỗng mắc bệnh chết đột ngột, trong giây lát sống lại, nói với thầy và cha mẹ: “Đức Phật A-di-đà đang ở đây, con sẽ đi theo ngài.”
Khi ấy, người trong xóm đều thấy giữa không trung hóa hiện đài sen báu, hào quang năm sắc lạ thường, hiện ra rồi mờ dần về hướng tây.
Hà Đàm Tích
Hà Đàm Tích sống vào đời Nguyên, năm 18 tuổi thọ trì giới Bồ Tát, suốt ngày chuyên tâm niệm Phật. Một hôm, vừa trống canh tư đã thức dậy, người nhà bảo còn sớm quá, Đàm Tích nói: “Tôi nhìn thấy Phật và Bồ Tát giữa hư không, có cờ phướn tràng hoa đến đón.” Nói rồi ngồi lặng an nhiên mà đi.
Người họ Ngô
Người họ Ngô này quê ở Chiết Giang, cha và ông nội đều đã đỗ tú tài. Vào năm đầu niên hiệu Thuận Trị, quân binh vây đánh thành, cha mẹ ông đều thất lạc. Họ Ngô bị quân lính bắt, đưa vào phục dịch cho quan binh trong quân đội, năm ấy vừa được 13 tuổi. Họ Ngô tự than rằng, ta vốn con nhà học thức, nay phải làm việc phục dịch hèn hạ đến thế này, hẳn phải là do nghiệp xấu đời trước. Nghĩ vậy rồi liền phát lời thệ nguyện trước bàn Phật, từ đó ăn chay niệm Phật, mỗi ngày tụng kinh Kim Cang một biến, hồi hướng cầu vãng sinh Tây phương.
Năm 16 tuổi, quan phụ trách phát tiền lương lao dịch, ông liền dùng tiền ấy mua hương cúng Phật rồi quỳ niệm thánh hiệu A-di-đà. Đến ngày 22 tháng 10 năm Đinh Dậu, ông bỗng nhiên đến báo với quan phụ trách rằng mình sắp vãng sinh Tây phương. Quan không tin, quát mắng cho là nói lời yêu mỵ.
Ngày hôm sau, ông lại đến trước quan Đề đốc cũng nói như vậy. Đề đốc tức giận, ra lệnh giải đến chỗ quan phụ trách, phạt đánh 15 gậy, ông tuyệt nhiên không chút oán hận. Sau đó ông đi đến từng doanh trại, từ biệt tất cả mọi người, nói rằng ngày mồng 1 tháng 11 sẽ vãng sinh.
Đến ngày, vào khoảng canh năm ông đã thức dậy, tắm rửa sạch sẽ, thắp hương lễ Phật xong vẫn đến thuyền quan phụ trách để từ biệt. Quan nổi giận, sai quân lính đi theo ông, đến nơi thấy ông Ngô quay về hướng tây lạy ba lạy, rồi ngồi ngay ngắn đọc kệ. Đọc kệ xong, liền tự phun lửa Tam-muội đốt thân mình. Quan quân từ xa nhìn thấy đều khởi tâm cung kính lễ bái. Viên quan phụ trách sau đó liền đóng cửa ăn chay giữ giới. Quan có làm bài kệ ngợi khen ông Ngô rằng:
Thân mang giáp sắt, Chân đạp tòa sen. Xin khắp tướng sĩ, Mỗi người một roi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm