Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chuyện về những người sống quanh tôi

Có một câu châm ngôn gieo hành vi, gặt tính cách, gieo tính cách, gặt số phận...Câu châm ngôn có thể lý giải mọi thứ từ thành bại trong cuộc sống, đến sức khỏe, đến rủi may trong cuộc đời.

Nếu có chút hiểu biết về Phật học, bạn cứ nghiềm ngẫm theo thập nhị nhân duyên sẽ thấy rõ mọi thứ trong đời không có sự an bài nào cả. Mọi việc do ta chọn lựa từ hợp duyên với vạn pháp mà thôi. Tất cả đều hình thành nên một lập trình. Luật hấp dẫn cũng hệt như vậy. Bạn có thể không tin, bạn có quyền không tin...về chứng bệnh đang mang, về dấu hiệu bệnh tật, về những cơn đau thoáng qua, về một cơn đau nào đó chạy chỗ trên cơ thể... Tất tần tật bệnh chứng trên cơ thể bạn đều là sự dẫn dắt từ chuỗi...hành vi...tính cách...số phận. Từ những cảm giác, cảm xúc, từ phản ứng thích hay không thích, từ việc từ chối hay tiếp nhận...    

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Bạn là người khỏe mạnh, làm việc bình thường, nhưng cảm nhận có dấu hiệu đau ở ngoài da, cơ, xương, khớp...thuộc lớp vỏ cơ thể. Chỉ vậy thôi Có thể bạn không quan tâm. Mọi việc sau đó có thể bình thường. Nhưng cơ thể bạn luôn có những chỉ dấu báo trước. Bạn đã dùng vài liều thuốc nào đó và tất cả yên ổn trở lại. Đùng một cái, bạn phát hiện ra ung thư, hoặc nhẹ hơn xơ gan, hoặc thận, phổi, tiểu đường gì gì đó. Tất cả mọi tín hiệu không bao giờ là lỗi hệ thống cả. Ngoại trừ việc va chạm, chấn thương gây nên cơn đau, còn lại tất cả đều đáng quan tâm. Nhất là những cơn đau thuộc vùng 12 kinh mạch. Đặc biệt cần biết trên lưng, mạch đốc (cột sống) và 4 đường song song hai bên mạch đốc, thuộc kinh bàng quang với các huyệt báo hiệu của nội tạng: thận du, tâm du, phế du, tì du...

Ngày nay mọi thứ đều trông cậy vào thuốc, chính thế con người ngày càng mất đi khả năng miễn nhiễm, mất sức đề kháng do những chỉ dấu nghẽn tắt đó bị đánh lừa bằng thuốc, thay vì trước kia, khi con người còn gần hơn với thiên nhiên, người ta có thể đánh thông những ách tắt đó bằng phương pháp đánh gió. Phương pháp này đã bị Tây y “tiêu diệt” từ lâu.          

Bệnh chứng theo Đông y có hai cấp: biểu và lý. Bạn khắc phục khi bệnh, còn ở biểu là người sáng suốt, biết lo xa, bằng nhiều phương pháp, thể dục, vận động, khai thông (đánh gió và các phương pháp dân gian khác...) đừng để bệnh len dần đến nội tạng, (đồ lòng) thuộc lý thì cực hơn. Biểu và lý đó là hai thể trạng bệnh lý mà Đông y khẳng định từ xa xưa.

Kết hợp việc chuyển từ máy khí dung với bộ giác hút, tôi đã giúp nhiều trường hợp tức thở lại đánh thông không khó khăn. Thông thường đánh cảm để lại trên da vết thâm tím, đỏ bầm. Nhưng tôi đã gặp khá nhiều trường có vết “thâm kim” giống như quần áo vãi trắng cũ kỹ.

Thâm kim là như thế nào? Rất tiếc, do không chủ tâm quảng cáo nên tôi không chụp ảnh lưu lại những trường hợp thâm kim mà tôi giúp khi đánh cảm bằng máy khí dung (kết hợp máy khí dung với ống giác hút không lửa).

Tôi gặp 3 trường hợp thâm kim:

1/ Thông gia của người em ruột;

2/ Em dâu tôi, thông gia của bà ấy;

3/ Đứa cháu gái ruột.

Cả 3 trường hợp này đều “thâm kim" rất nhiều. Thông thường khi đánh cảm với máy giác hút, bạn sẽ thấy nổi hẳn “vết bầm” khủng khiếp hơn hẳn cạo gió bằng thẻ bài hay muỗng inox. Với Tây y, nền văn minh hiện đại thì nó  phương pháp cạo gió) đã bị loại khỏi đời sống con người, rất ít người ngày nay biết đến cạo gió. Và tôi cho rằng Tây y vừa là nhân vừa là quả của con người ngày nay.

nhung nguoi song quanh toi

Sự tương ưng thiện - ác, nhân - quả đã kéo những con người cùng từ trường, cùng tần số đến với nhau. Và hiện nay, vợ chồng cháu đã ly hôn. Cháu tôi, cặp đôi với người khác (từ khi còn trong thời kỳ hôn nhân với chồng cũ). Do nghiệp duyên dẫn dắt, tôi đã qua nhiều bước tự chữa bệnh cho mình và đi theo con đường “giúp đời” chữa bệnh cho mọi người. Thật buồn cười cho ý hướng thiện nghiệp khi tôi nhận ra và thấm thía lời Đức Phật: “Hãy thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là người hướng đạo”. Tôi đã bỏ hẳn ý nghĩ “đầy thiện nghiệp” xa xưa ấy.

Cái nghiệp duyên mỗi người thực không đơn giản nhận biết bởi lẽ cứ theo guồng quay của nghiệp. Lớn lên, lập gia thất, làm ăn, sinh kế rồi bệnh tật, đau yếu, khổ não... rồi chết. Hết. Người ta coi bệnh tật, già yếu, chết đi là quy luật. Thế đấy. Người ta cứ trao đổi chia sẻ trên mạng xã hội các loại thuốc, thực phẩm chức năng, các phương pháp thể dục, yoga.....và vô tư giới thiệu bệnh viện, giới thiệu bác sĩ, vô tứ ái dục, tham sân, thù hận, tranh giành để rồi...không vô tư tí nào trước khi vĩnh biệt cõi đời.         

Tôi đã từ giã thịt động vật gần 10 năm. Vì sao? Không chỉ là sự hướng thiện theo con đường của Đức Phật. Đơn giản tôi bắt đầu ý thức đến các độc tố trên con vật bị giết thịt, cảm nhận sự đau đớn, sự căm phẫn, hận thù, sợ hãi, khiếp đảm.....Đấy chính là “lậu hoặc, là ác pháp” liên quan đến triệu chứng nghẽn tắt trên kênh mạch, tạo nên những “tín hiệu” như vừa kể.

Tôi không tích cực trong trào lưu vận động bảo tồn sự cân bằng sinh thái như nhiều người nhưng nhận thức rõ ác pháp với thiện pháp, cảm nhận rõ những chướng ngại, dính mắc trên hệ thống cân bằng tứ đại.        

Tôi không khuyên bạn chay tịnh bằng ức chế ý thức, bằng nỗ lực ám thị về thiện nghiệp, về giới không sát sinh, về nuôi dưỡng tâm từ. Bạn cứ sống đi và hàng ngày lắng nghe dòng chảy trong khí huyết. Nó đấy, tứ đại đấy. Tứ đại cân bằng, năng lượng dồi dào, khí huyết lưu thông thì bạn sẽ khỏe mạnh, bằng không là đau đớn, là bệnh tật. Bệnh tật luôn bắt đầu từ biểu. Dấu hiệu của những ứ trệ kinh mạch chính là ác pháp chính từ thịt động vật tạo nên. Còn vì sao những nhà thể thao, những vận động viên boxing, điền kinh không sao; loài thú săn mồi, cọp beo, sư tử không sao. Điều này tôi đã nói. Nếu bạn sống như loài thú săn mồi, bạn chạy nước rút vài cây số đi để có bữa thịt tươi thì khác. Sự đào thải, bài tiết diễn ra từng giây, từng sát na.

Qua quá trình điều chỉnh thay đổi cách sống vài năm, tôi đã có thể khẳng định chắc chắn điều đó. Trước kia có lúc tôi nghĩ mình khó khắc phục được bệnh hen phế quản, căn bệnh tôi mang từ khi mới biết ngồi, mà cứ hỏi ở đâu cũng vậy người ta bảo chết mang theo. Làm việc ở cơ quan mà trong túi tôi luôn có lọ Ventolin. Còn các bệnh khác thì thường thôi: Rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, suy nhược thần kinh, thoái hóa, gai cột sống, bao tử, viêm đa xoang...Tôi là một bệnh nhân đa khoa như thế.

Đối chiếu những trường hợp bệnh của người thân của mình, tôi thấy thật thú vị khi phát hiện ra. Bà mẹ vợ chay tịnh từ bé. Cũng thuộc loại tu lâu năm, có chức sắc trong Phật giáo Hòa Hảo huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Cuối đời mang theo căn bệnh rất nặng mà ít người biết là trầm cảm.

Có lúc trầm trọng bà lang thang ra chỗ hầm đất phía sau Báo Bình Dương làm nư mấy ngày liền vì chứng hoang tưởng ghen tuông với ông cụ. Tôi phải đích thân năn nỉ đã đời. Sau “dụ” về đưa đi BVTT Đồng Nai, uống thuốc mấy hôm, bà nói bà không chịu được thuốc tây, rồi bỏ. Và kết thúc cuộc đời là bệnh xơ gan cổ trướng, bụng to phình lên, đau đớn kéo dài nhiều năm. Bà chỉ thọ hơn 70 tuổi.  

Mẹ ruột tôi thì khác. Bà hầu như không ăn chay được. Cũng hay chấp nhặt, làu bàu nhưng dễ tin người, dễ gần, không ích kỷ, nhỏ nhen, hận thù. Bà sống đến 90, nội tạng nguyên vẹn, không bệnh tật gì ngoài đau nhức xương khớp. Vậy thôi. Gần nhà tôi cũng vậy, có bà cụ tương đương tuổi mẹ tôi ngày xưa, gần 90 mà khỏe mạnh, chỉ mỗi đau nhức xương khớp, đi đứng khó khăn.

Cứ để ý những người hay hề hà, vô tâm, không chấp nhặt, cứ nói, cứ cười vô tư “ruột để ngoài da” thì tâm rỗng rang, thanh thản.        

"Tâm dẫn đầu các pháp" - Kinh Pháp cú nói vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài thơ về cơm chùa

Phật pháp và cuộc sống 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Phiên chợ 0 đồng tại Điểm an sinh xã hội chùa Thiền Giác (TP.Thủ Đức)

Phật pháp và cuộc sống 15:20 26/04/2024

Sáng ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 ÂL), Thượng tọa Thích Đạo Phước, Ủy viên HĐTS, Phó ban - Chánh Thư ký Ban TTTT TƯGH, trụ trì chùa Thiền Giác (phường Phú Hữu, Tp.Thủ Đức, TP.HCM) kết hợp cùng Uỷ ban MTTQVN phường Phú Hữu tổ chức Phiên chợ 0 đồng chủ đề "Phú Hữu nghĩa tình - Kết nối chia sẻ yêu thương”.

Thấy chú rùa bị bán ở ven đường, cô gái đã vận động giải cứu thành công

Phật pháp và cuộc sống 14:50 26/04/2024

Hôm qua, 25/4 là ngày đặc biệt của Phật tử Giác Sen (quê Nông Sơn, Quảng Nam, đang làm việc tại TP.Đà Nẵng) vì đã cùng những người bạn giải cứu thành công "bạn rùa" đang bị bán để lấy thịt.

Tưởng vậy nhưng không phải vậy

Phật pháp và cuộc sống 11:34 26/04/2024

Từ Khổng Tử, một hiền triết, cho đến Trương Sinh, một con người đa nghi, đều không tránh khỏi được “TƯỞNG là vậy mà không phải là vậy”.

Xem thêm