Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 08/11/2022, 07:06 AM

Đạo Phật trong tâm thức tôi

Lúc tôi còn nhỏ bà ngoại rất hay đi chùa. Không chỉ ngày rằm, ngày mùng một mà cứ khi nào có thời gian rảnh là bà lại lên thăm thầy, quét dọn sân vườn, ngày mùa thì đi gặt lúa giúp nhà chùa, ngày xuân thì lên giúp thầy chuẩn bị cúng lễ đầu năm.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Trong họ có bé nào mới sinh là bà lên chùa xin cho lá bùa bình an cài trên áo để tránh ốm vặt, ăn mau chóng lớn. Trong tâm thức tôi chùa gần như là “thánh địa” của các bà, của người già và không phải nơi thích hợp với người trẻ. Chúng tôi chỉ lên chùa đúng hai dịp: hội chùa và đêm giao thừa. Ngày hội lên là để xem chèo, mua đồ chơi, xem đấu cờ còn giao thừa là lên xin hương, xin lộc. Thành ra sống khá gần chùa mà tôi không hiểu chùa làng mình thờ đức Phật, đức Thánh nào, không hiểu bài trí thờ tượng cũng như những câu kệ, lời kinh bà hay đọc trước khi đi ngủ.

Tôi còn nhớ như in năm lớp bốn, lần đầu tiên tôi được nhìn chứng minh thư của bà, ở mặt sau ghi rõ “Tôn giáo: Không”. Lúc ấy tôi đã thắc mắc “Bà đâu có theo Phật giáo mà sao hay lên chùa vậy bà?”. Lúc đó bà tôi chỉ cười “Tuy bà chưa làm lễ quy y Tam Bảo nhưng bà luôn tin vào giáo lý nhà Phật”. Ở tuổi ấy tôi vẫn chưa hiểu về Phật pháp nhưng lại rất thích nghe bà kể chuyện cổ tích có nhân vật Bụt. Ông Bụt hiền lành, nhiều tài phép luôn xuất hiện giúp đỡ người tốt trong lúc nguy nan. Bà nói với tôi, ông Bụt chính là hiện thân của đức Phật trong tâm thức dân gian. Lúc ấy tôi không để ý lắm, khi lớn lên tôi có cơ hội tìm hiểu về “Cư trần lạc đạo”, về tinh thần “Bụt ở trong nhà” của đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông tôi không khỏi òa lên xúc động.

Năm tôi học cấp hai, chùa làng có nhận nuôi một Ni cô, hơn tôi năm tuổi. Một buổi sáng tôi thấy chị Ni cô mặc áo nâu sòng đạp xe qua ngõ…đi học cấp ba tôi không khỏi ngỡ ngàng. Thì ra chị Ni cô không chỉ biết đọc kinh, hiểu giáo lý, lễ nghi nhà Phật mà còn phải đi học đi thi như ai. Sau này khi đọc về “Phật pháp bất ly thế gian pháp”, tôi hiểu trong đạo có đời mới thực tế, đời có đạo mới giữ được chân tâm.

Năm nhất Đại học tôi ở cùng xóm trọ với một bạn nữ quê Sóc Sơn. Tính cách bạn hiền lành, điềm đạm, nhũn nhặn vô cùng, tưởng như chẳng có việc gì khiến bạn nổi nóng. Lúc bạn tiết lộ mình là một Phật tử tại gia, tôi cũng không bất ngờ chút nào. Tính cách ấy ngoài con nhà Phật ra thì còn có thể tu rèn ở nơi nào được nữa? Nhờ bạn hiểu biết của Phật pháp của tôi lại nhiều thêm một chút, trong đó tôi đặc biệt ấn tượng về ý nghĩa của màu áo tràng. Màu nâu tượng trưng cho sự giản dị, chân chất, khả năng kham nhẫn, chịu thương chịu khó, tuân theo lời Phật dạy về “Thiểu dục tri túc”. Màu áo lam tượng trưng cho tinh thần bình đẳng, hòa đồng, tuy dễ dơ nhưng khó thấy giống tâm chúng sanh trong ‘tịnh” luôn có “nhiễm”, là lời nhắc nhở Phật tử phải luôn nỗ lực tu tập, thức hành Chánh pháp. Cùng bạn tới tham dự, lắng nghe một số buổi giảng Phật pháp, tôi ngộ ra Phật pháp thực ra rất gần gũi với thể hệ trẻ, giúp định hướng, tu rèn, tô bồi đạo đức để người trẻ sống hướng thiện hơn.

Một lần đi xe về thăm nhà tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy anh phụ xe mở điện thoại nghe thầy giảng pháp suốt dọc đường đi, hay cô em họ buồn mấy ngày vì không kịp đăng ký tham gia “Khóa tu mùa hè” của nhà chùa. Rồi phong trào chép kinh công đức lan tỏa tới cả các em học sinh tiểu học, những tối tụng kinh chật kín chị em công nhân công ty may…Đức tin, giáo lý của nhà Phật như đã hòa vào đời sống thường nhật và tâm thức của mọi người.

Tôi không phải là một Phật tử nhưng cũng như hàng triệu người Việt Nam, tôi luôn răn mình thực tập đạo đức, chuyển hóa nội tâm theo tinh thần của nhà Phật. Đặc biệt những khi gặp khó khăn, tôi đã học cách bình tĩnh đối diện, bớt oán trách và tĩnh tâm tìm về với những triết lý tốt đẹp của Phật giáo để tự cởi bỏ nút thắt cho chính mình. Quá trình tu tập này còn lắm gian truân nhưng tôi sẽ luôn tâm niệm lời Phật dạy “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi” để một ngày nào đó có thể giác ngộ và thấu triệt viên mãn mới dám ngừng.

Bài tham gia dự thi của Phật tử Thu Huyền; Địa chỉ: Nhà số 8, ngách 63/30/42, ngõ 89 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”

Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024

Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.

Cuộc đời màu nhiệm của cô gái 9x Hà thành

Đạo Phật trong trái tim tôi 12:00 05/10/2024

Tôi biết tác giả Thanh Cầm qua một nhóm những người yêu văn chương và rất ấn tượng với những truyện ngắn em viết cho thiếu nhi. Ngôn từ đẹp, cách xây dựng nhân vật gần gũi và nội dung luôn mang những thông điệp giàu ý nghĩa nhân văn.

Xem thêm