Giải độc 7: Đàm luận giữa cha và con

Những điều Phật dạy, con chỉ cần nhớ: “Hãy thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là người hướng đạo”; thường xuyên “ngăn ác, diệt ác pháp, sinh thiện, tăng trưởng thiện”. Và điều nữa đó là luôn “thấy lỗi mình, đừng nhìn lỗi người”.

Có một điều khá lý thú về sự tái sinh của mỗi người trong kiếp này, đời này...., nó không khác gì...định vị Google maps. Đây là cha, đây là mẹ, đây là anh, đây là em tôi, đây là cô, đây là chú, đây là bác, nọ là dì, là dượng, là thím...Kia là nhà tôi, vợ tôi, con tôi, cháu tôi...Cái nhà nhiều tầng kia tôi vừa mua lại 15 tỉ, cái khu đất kia đến 30 ha.v.v...Còn nữa. Rất nhiều bất động sản đã cho các con tôi và vợ chia nhau đứng tên...Toàn bộ cái ấy gọi tên là "sanh y". Nó là sự gắn bó, cột chặt ta lại với những bữa ăn cũng chỉ đầy bao tử chứ không thể tràn ra ngoài. Với những giấc ngủ, những bữa đình đám, hội hè...,cho đến ngày cuối cùng trút hơi thở. Ta bỏ lại, không mang gì theo. Và ta bắt đầu trên bản đồ định vị Google maps. Lại bắt đầu bài học đầu tiên, cất tiếng khóc chào đời: Đây là mẹ tôi, đây là cha tôi......

Ngay đến ba và con, cũng chỉ là định vị ở đời này kiếp này. Ấy thế, khi ba mất chắc chắn con đau lòng, khóc nấc lên, gọi ba ngay trong giấc mơ nào đó. Buồn cười không. Ba đang đi tiếp cuộc 'định vị' kia để làm con ai đó...

Con người cứ thế trôi lăn trong lục đạo. Người này khóc cho người kia. Đến lượt nguời khác khóc cho người này. Chẳng ai khóc cho chính mình hết. Ba còn chưa nói đến bệnh tật, khổ sở, vật vã, đau đớn trước khi nhắm mắt. Con thấy bác Ba Tưng chưa. Bệnh liệt giường, nằm một chỗ gần mười năm, chỉ còn lại nắm xương khô. Vậy đó muốn chết có phải dễ đâu. Cô Phượng, chị Hồng, chú Quang giờ cũng vậy. Nằm một chỗ mấy năm rồi...

Ông nội bà nội rất may, bệnh không lâu, không quá vật vã, đau đớn. Khi bà nội mất, ba đã học được nhiều điều về các phương pháp chữa bệnh. Nhưng cũng thật tiếc, hồi ấy chưa nghĩ ra cách 'đánh thông khí huyết' như ba đã cứu cho vợ con và giờ để lại cho con bộ giác hút để sử dụng khi cần thiết. Nếu có chắc bà nội sống thêm được vài năm. Cũng thật buồn cười, người ta trả giá đến từng ngày từng tháng, từng giây, từng phút cho cuộc ra đi... Để làm gì cơ chứ?. Sau không nghĩ đến chuyện thoát ra cái vòng lẩn quẩn cứ SANH, cứ GIÀ, cứ BỆNH và CÁI CHẾT đau đớn, vật vã. Được thân người là khó. Nhận ra Chánh pháp lại khó hơn Vậy đó. Ba tìm được Chánh pháp, tìm được phao vượt biển, không bao giờ buông ra để tiếp tục trôi lăn trong luân hồi.

Cha và con. Ảnh minh hoạ.

Cha và con. Ảnh minh hoạ.

Giờ thì con có thể yên tâm, không nhỏ giọt nước mắt nào khi ba trút hơi thở cuối cùng. Ba không có ý định trở lại định vị trên Google maps nữa đâu. Ta sẽ không gặp lại nhau trong cái bể đời ô trọc, khổ sở nữa đâu. Nếu thấy con đường ba đi là đúng, con có thể làm cho xong vai trò định vị của mình trong đời này, kiếp này và tiến tu. Những điều cha con ta đàm luận, tức đó là phương pháp luận cho con tu tập.

Con đường tu tập quả cam go, không giản đơn chút nào. Chính con là người chứng kiến những ác pháp, ma chướng bủa vây ba. Vừa tháo gỡ những dính mắc, vừa phải trả cho dứt cái nợ tiền kiếp.

Câu chuyện về nhà từ đường cũng vậy thôi. Ba cố hết sức làm tốt vai trò của mình trong cuộc định vị này. Nhưng mọi nỗ lực cũng là tạo chút duyên, để góp phần chuyển đổi chứ ba không thể thay đổi hoàn toàn qui luật nhân quả.

Không ai trách cứ ba về đạo hiếu. Chắc chắn rồi. Ba cho rằng con người cần có thứ đạo căn bản để được gọi là Người: Đó là đạo hiếu. Không có nó chẳng còn là con người. Trong gia đình, tiếc là các bác con không còn để đối chứng điều ba kể, còn cô, còn chú đều nhỏ tuổi, chẳng biết hết. Nhưng thông tin ba nhắn trên nhóm chi họ nhà mình dưới đây thì cô Út và chú Tám hiểu rõ.

Chuyến này anh chưa biết “đi phép” bao lâu. Cô Út, chú Tám bàn nhau việc cắt cử người trông giữ nhà từ đường. Từ lâu, anh cố gieo nhân, chuyển nghiệp của chính mình, làm được ít việc ở đấy, chẳng đáng gì so với nghiệp quả của gia tộc, của chi họ. Và ngay cả bây giờ anh vẫn tiếp tục tạo duyên để thay đổi nghiệp quả của mình là chính. Mọi sự tùy duyên. Nhân quả là qui luật. Việc chuyển giao nhà từ đường ngày trước anh muốn cô chú bàn bạc thỏa thuận nhau nhưng hai người cứ nằng nặc kéo anh vào chứng kiến. Thì anh cũng đã làm thật tốt phần mình. Giờ việc xây dựng đã hoàn tất phần vật chất mà chủ yếu do mình Út tạo dựng. Riêng phần tinh thần anh đã góp hết sức mình. Mong mọi việc tốt đẹp hơn

Chỉ có ba mới làm được điều mà mọi gia tộc khác vẫn xâu xé, tranh giành miếng đất hương quả để rồi kiện tụng, tranh chấp, thậm chí đổ máu. Đó cũng là duyên lành cho gia tộc, cho chi họ chứ còn gì nữa phải không con?

Ba về hưu sớm, không muốn bận bịu đến những chuyện chính trường, chuyện quyền lực ê ẩm lắm rồi. Cho nên 'quyền lực' mà ba nói đến mang nghĩa hẹp: Gia đình. Ngày ba còn đương chức, thuận lợi trong việc giao dịch giấy tờ, ba phân chia xong phần chú Tám, phần cô Út. Còn nhớ ngày bà nội còn, Ngân hàng cùng chính quyền đến đo đạc làm thủ tục phát mãi mảnh đất. Bà nội khóc: Gì đây? Đo đạc chia chác gì đây? May mà tao còn sống...Ba đứng cạnh bên, nói nhỏ đủ cho bà nội nghe: “Không ai chia chác gì đâu má. Ngân hàng chuẩn bị phát mãi. Không khéo đến má mất không có chỗ để quan tài”. Mảnh đất khi ấy chú Tám đứng tên trên sổ nhưng ủy quyền Út như ý bà nội, Út cấm cố ngân hàng. Giờ thì đã thanh khoản, giải chấp, mọi thứ hoàn về chủ cũ nhờ anh Hai con là luật sư khá kinh nghiệm lôi kéo các bác, chú, cô ..tranh chấp gây khó khăn trì hoãn việc phát mãi và phần nữa còn lại chút phúc của gia tộc mà Út làm ăn được. Việc chuyển giao từ chú Tám sang cô Út, ba muốn để cả hai tự do, nhưng hai người muốn ba chứng kiến. Chú Tám ủy quyền, ba đi làm thủ tục cắt một phần nhỏ đất cho người ngoài, chú Tám mua nhà ở Dĩ An. Phần đất còn lại chuyển đổi tên chủ sở hữu: Cô Út.

Con nghĩ xem, nếu chú Tám bán miếng đất đó để mua nhà ở Dĩ An thì tiếng đời dị nghị. Nhưng Út bán đưa cho chú Tám lại ổn hơn. Vậy là con đã hiểu 'quyền lực' đang thuộc về ai. Ba không bận tâm đến quyền lực. Ba nguyện làm thủ từ nhà từ đường vì những nỗ lực vừa kể.

Nhưng cũng giống như chuyện quốc gia đại sự. Đạo không thể là công cụ của quyền lực, không thể thỏa hiệp, không thể bị nhiếp phục, điều khiển. Khi quyền lực nhiếp phục, chi phối, điều khiển thì Đạo chỉ còn là thần quyền, mê tín, là nơi mà ác pháp núp bóng để lớn lên, để tàn phá thiện pháp, để lòng tham được trưởng dưỡng. Một khi Đạo không chuyển dịch, thay đổi được ác pháp, ánh sáng của sự từ mẫn không đủ để chi phối, tỏa rạng đêm đen thì chính nó cũng thoát ra, cũng bay lên bởi nó là thiện pháp.

Ba đã nói nhiều về điều này liên quan đến cách mà người ta chữa bệnh. Bệnh đơn giản vậy nhưng y học từ Đông đến Tây cứ phát triển, nó chính là những bước đi nhân quả. Bệnh là gì nếu không chịu hiểu rằng là ác pháp, lậu hoặc, chướng ngại. Không còn tên nào khác. Vậy nên Trưởng lão Thích Thông Lạc, một vị A-la-hán đã xác chứng điều đó và gọi tên phương pháp: Tác ý đuổi bệnh.

Không tự chữa trị thì đến lúc sẽ ngã quị, con ạ.

Những điều Phật dạy, con chỉ cần nhớ: “Hãy thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là người hướng đạo”; thường xuyên “ngăn ác, diệt ác pháp, sinh thiện, tăng trưởng thiện”. Và điều nữa đó là luôn “thấy lỗi mình, đừng nhìn lỗi người”.

Con chỉ cần tâm tâm, niệm niệm 3 điều đó khi xây dựng Đạo trong đời sống gia đình!

> Loạt bài GIẢI ĐỘC

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

"Hổng ai thương con thì má thương..."

Phật pháp và cuộc sống 11:03 25/12/2024

“Má ơi, nếu lỡ sau này con không lập gia đình, con ở vậy tại hổng ai thương con với con cũng hông biết thương ai, thì sao giờ má?”.

Vị thầy trẻ nói về trải nghiệm “đến để mà thấy” của sinh viên Văn Lang

Phật pháp và cuộc sống 23:29 24/12/2024

Sáng 19/12, bầu không khí trong lớp học Tình Thương tại làng bè hồ Trị An (Đồng Nai) trở nên sôi động và đầy ắp tiếng nói cười hơn mọi ngày.

Giáo sư góp 1 tỷ tiền hưu trí cho đồng bào bị thiên tai được tuyên dương

Phật pháp và cuộc sống 11:59 24/12/2024

Một trong những nhân vật nổi bật được tuyên dương tại sự kiện "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả" là GS.TS Lê Ngọc Thạch, người đã trao sổ tiết kiệm trị giá 1 tỉ đồng để ủng hộ đồng bào miền Bắc chịu ảnh hưởng của bão lũ.

Tình huynh đệ trong thiền môn như giọt nước trong veo

Phật pháp và cuộc sống 10:14 24/12/2024

Tình huynh đệ trong thiền môn là một kho báu quý giá, nơi mỗi cá nhân tìm thấy sự nâng đỡ và tình thương yêu không điều kiện.

Xem thêm