Thứ sáu, 28/08/2020, 22:12 PM

Chuyện về 'thần quên lãng' và bát canh Mạnh Bà khi chuyển kiếp

Kỳ thực thời cổ đại đích thị là có một người tên là Mạnh Bà. Bà họ Mạnh, nên mọi người gọi là “Mạnh Bà”. Khi còn sống bà không nhớ về đời trước, cũng chẳng nghĩ tới tương lai.

Canh Mạnh Bà là gì

Mã Trung Nguyên, một tác gia nổi tiếng của Đài Loan đã kể lại trải nghiệm về đời trước của mình. Ông nói đời trước mình là cô gái lầu xanh, sau này tự tử mà chết. Ông còn nhớ những trải nghiệm tại thế gian trong đời trước. Ông đặc biệt nhắc tới việc trước khi đầu thai lại, ông đã từng uống một bát canh màu trắng vừa thơm vừa đặc sánh. Mặc dù lúc đó ông vừa đói vừa mệt, nhưng ông không uống bát canh đó. Kết quả là ông vẫn mang theo ký ức của đời trước tới nhân gian. Bát canh này chính là canh Mạnh Bà trong truyền thuyết. Tương truyền trước khi đầu thai con người phải đi qua cầu Nại Hà và uống một bát canh Mạnh Bà mới được chuyển sinh làm người.

Lý giải khoa học về sự đầu thai chuyển kiếp

Cầu Nại Hà theo kinh điển Phật giáo

Cầu Nại Hà theo kinh điển Phật giáo

Kỳ thực thời cổ đại đích thị là có một người tên là Mạnh Bà. Bà họ Mạnh, nên mọi người gọi là “Mạnh Bà”. Khi còn sống bà không nhớ về đời trước, cũng chẳng nghĩ tới tương lai. Bà chỉ một lòng một dạ khuyên con người hành thiện. Sau này Mạnh Bà vào núi tu hành, cuối cùng đắc đạo thành tiên.

Bởi lẽ con người thời đó biết được nhân quả đời này kiếp trước nên thường tiết lộ thiên cơ. Cho nên Trời lệnh cho Mạnh Bà làm vị Thần lãng quên. Chức trách của bà là xác nhận rằng tất cả những quỷ hồn đi đầu thai đều không nhớ về mọi chuyện của mình trong đời trước và nơi địa phủ.

Có lẽ dụng ý của trời xanh là hy vọng con người quên đi những ân oán tình thù của mình trong quá khứ. Sau khi chuyển sinh họ có thể đối đãi thật tốt với những người đã kết thúc ân oán đời trước với mình.

Lý do con người phải chuyển sinh

Từ những nghiên cứu và ghi chép trong lịch sử thì số người còn nhớ về những trải nghiệm luân hồi chuyển thế của mình vẫn còn khá nhiều. Vậy vì sao con người lại phải chuyển sinh?

Dick Sutphen -một nhà tâm lý học - đã tiến hành quan sát nhóm người có ký ức về luân hồi. Ông ghi lại kết luận của mình trong cuốn “Tình yêu định mệnh” (Predestined Love) và “Liệu pháp hồi ức từ đời trước” (Past-life Therapy in Action). Ông cho rằng sự sản sinh của nghiệp lực là nguyên nhân dẫn đến luân hồi. Mỗi lần luân hồi chuyển kiếp là để cân bằng giữa đức và nghiệp.

“Nghiệp” không phải là một khái niệm mơ hồ, huyền hoặc, mà là chỉ “hành vi”, “việc làm” của con người. Con người trải qua nhiều kiếp luân hồi, đã làm biết bao việc tốt và việc xấu. Làm việc tốt được gọi là “Thiện nghiệp”, làm việc xấu được gọi là “Ác nghiệp”. Dẫu là việc tốt hay việc xấu thì con người cũng đều phải chịu trách nhiệm về việc mình đã làm. Vậy nên mới có sự ứng nghiệm và báo đáp, mà chúng ta gọi là “Thiện báo” và “Ác báo”.

Trời xanh luôn giữ lẽ công bằng với tất cả sinh mệnh dưới gầm trời của mình. Vậy nên ông Trời sẽ căn cứ vào “Thiện nghiệp” và “Ác nghiệp” của bản thân mỗi người mà an bài những mối nhân duyên dành cho họ.

Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng Viện Phật giáo Việt Nam kể rằng, mỗi buổi sáng tại chùa Giác Ngộ nơi thầy trụ trì có một bà lão khoảng ngoài bảy mươi tuổi đến lễ, lạy trước tượng Bồ tát Quan Thế Âm.

Một hôm sư thầy quan sát thấy sau khi lễ Bồ tát, bà ngồi trầm ngâm với những giọt nước mắt lăn dài trên má. Thắc mắc, thầy Nhật Từ hỏi: “Điều gì khiến bà buồn đến độ phải khóc trước Đức Bồ tát Quan Thế Âm như vậy?”.

Bà trả lời: “Những đứa con của tôi đã trưởng thành, đều là kỹ sư, tiến sĩ. Chúng có cuộc sống ổn định và chu cấp rất chu đáo cho tôi. Chồng tôi cũng là người chồng lý tưởng, ở ông không có điểm gì đáng chê trách”. Sư thầy hỏi tiếp: “Vậy bà khóc vì cái gì?”. 

Im lặng một lúc, bà mới chia sẻ rằng, thuở thanh xuân bà yêu một chàng trai nghèo, hai bên rất tâm đầu ý hợp. Tuy nhiên gia đình bà không chấp nhận gả con vì không môn đăng hộ đối. Cha mẹ buộc bà phải lấy người chồng hiện tại. Khi bà lên xe hoa, người tình cũ viết cho bà một lá thư tuyệt mệnh trước khi tự tử.

MC Hạnh Phúc vượt qua căn bệnh ung thư nhờ Phật pháp

Bà âm thầm ôm nỗi đau đó suốt mấy chục năm không dám nói với chồng, cũng không tâm sự với các con. Mỗi ngày đối diện trước bàn thờ Phật, bà thầm niệm chư Phật và Bồ tát Quan Thế Âm độ hương hồn người yêu tha thứ cho bà và siêu sinh thoát tử.

Có người chồng chung thủy, có được những người con hiếu kính, nói theo dân gian đây là mẫu gia đình lý tưởng, ấy thế mà, tâm của bà lúc nào cũng canh cánh nghĩ về người xưa. Bởi vì người đó đã ra đi và nguyện giữ trái tim chung tình của mình chứ không muốn bước với người nào khác, chỉ để chờ một kiếp sau…

Ở góc độ cuộc đời, đây là câu chuyện về mối tình buồn, nhưng ở góc độ suy nghĩ của người phụ nữ cho thấy bà tin rằng người yêu vì quá yêu thương mình nên sẽ chờ mình ở kiếp sau. Bản thân bà cũng thầm hẹn kiếp sau sẽ trả cho người yêu món nợ nhân duyên của kiếp này.

> Chuyên đề về 'ác giả ác báo' trong đời sống

Những chuyện đầu thai chấn động thế giới bạn nên đọc ngay.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm