Chuyện vợ chồng hưu trí chạy xe ôm, dành lương hưu mua xe đạp cũ, sửa tặng học sinh nghèo
Hàng tháng khi nhận lương hưu, vợ chồng ông Vũ Thái Hòa ở Hải Phòng lại dành một khoản tiền để mua xe đạp cũ, linh kiện thay thế về lắp ráp, sửa chữa và trao tặng cho những học sinh nghèo.
Chuyện về vợ chồng hưu trí trong khu phố chợ Lương Văn Can, quận Ngô Quyền, Hải Phòng nhiều năm nay âm thầm dành một phần lương hưu, chạy thêm xe ôm để gom tiền mua xe đạp cũ về sửa chữa dành tặng học sinh nghèo khiến nhiều người cảm động.
Ông là Vũ Thái Hòa, 70 tuổi sống cùng vợ trong ngôi nhà nhỏ giữa khu phố chợ Lương Văn Can, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
Sửa xe đạp vì đam mê
Từ khi còn nhỏ, ông Vũ Thái Hòa đã được bố dạy cho nghề thợ mộc, nghề cơ khí. Sau này, dù không làm nghề này nhưng ông Hòa vẫn luôn giữ cho mình đam mê với công việc sửa chữa, biến những món đồ cũ tưởng chừng đã không còn giá trị sử dụng trở thành những chiếc xe đạp, ti vi mới cho người thân anh em, bạn bè.
Năm 2018, cơ duyên đã đưa ông đến với những chiếc xe đạp cũ.
Ông Hòa nhớ lại: "Sau khi nghỉ hưu, tôi có nhiều thời gian dành cho thể dục thể thao và gia đình hơn. Môn thể thao gắn bó với tôi nhiều nhất lại là xe đạp. Mỗi chiều, tôi và bà xã lại cùng nhau đạp xe ra hồ An Biên gần nhà thư giãn. Cũng từ đây, chúng tôi gặp gỡ và kết giao với những người yêu xe đạp giống mình.
Qua những câu chuyện, tôi chợt nhận ra nhu cầu bán hoặc tái chế xe đạp cũ rất lớn. Tuy nhiên, tùy từng chất lượng của xe mới bán được. Những xe bị hỏng nặng đến mức khó chữa thường không ai muốn mua nên cuối cùng trở thành một đống phế liệu. Khi biết điều đó, tôi đã nghĩ đến việc gom những xe cũ hỏng này về, thay thế phụ tùng, sửa chữa để xe đạp hoạt động được như cũ rồi đem tặng cho những đứa trẻ khó khăn cần phương tiện tới trường".
Như để minh chứng cuộc "hồi sinh" cho những đống phế liệu chất đầy trong nhà, ông Hòa vừa lắp ráp thiết bị cho xe đạp, vừa chỉ vào đống linh kiện vừa mua về, chia sẻ: "Nhìn những thứ lỉnh kỉnh này, nhiều người không có hứng, thậm chí khó chịu, ngán ngẩm lắm. Nhưng nghĩ tới mục đích mình làm nên lại thấy vui, hăng hái".
"Giờ bất cứ ai hỏi xe đạp có bao nhiêu bộ phận thì tôi kể được ngay nhưng bảo sử dụng điện thoại thông minh như thế nào thì chịu chết luôn", ông Hòa cười lớn.
Làm từ thiện như một thói quen
Nói về việc mình đang làm, ông Hòa chỉ cười, nói: "Đơn giản lắm, tôi làm vì thấy mình vui, gia đình thêm vui. Nhiều người khi biết việc tôi làm cũng ngỏ ý được góp tiền nhưng tôi không nhận. Nếu họ có xe đạp cũ hay linh kiện phụ tùng mang tới tặng thì tôi sẵn lòng, còn quyên góp tiền thì không. Tôi không thích hô hào, phô trương. Mình làm vì thói quen, thích giúp đỡ người khác. Hôm nào khỏe thì làm nhiều, hôm nào mệt thì làm ít.
Ngoài lương hưu hàng tháng, thi thoảng tôi lại chạy xe ôm, trông coi xe cho mấy người buôn bán ở chợ để thêm tiền mua phụ tùng, linh kiện thay thế cho xe đạp cũ, thậm chí mua cả xe mới. Mình già rồi, ăn uống đơn giản, sinh hoạt cũng không có gì quá phức tạp nên tiền dư làm từ thiện lại thấy ý nghĩa. Tôi theo dõi thông tin, thấy nhiều người khó khăn hơn mình nhưng vẫn hăng say làm từ thiện, vậy tại sao mình có điều kiện lại không làm?".
Hiểu đúng về bố thí và từ thiện
Nhắc về kỷ niệm trong hành trình làm từ thiện của mình, ông Hòa tâm tư: "Từ ngày làm từ thiện, tôi thấy mình luôn vui và bận rộn. Nhưng có 1 điều tôi đã từng buồn và luôn nhắc nhở mình là quà phải trao đúng người cần nó. Bởi, có 1 lần do địa phương xác minh không cẩn thận nên nhiều xe đạp đã bị trao nhầm người. Thậm chí, có những trường hợp sau khi nhận xe đạp mình tặng lại đem bán chứ không sử dụng".
Theo lời ông Hòa, sau lần đó, ông có chút áy náy nhưng vẫn không nản chí, cần mẫn tiếp tục việc làm từ thiện của mình. Năm nay, sắp vào khai giảng, ông sẽ chuyển thêm 5 chiếc xe đạp trao tặng cho một số học sinh còn khó khăn về phương tiện ở xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên. Ngoài chiếc xe đạp mang tặng, ông Hòa còn gắn kèm 1 chiếc lốp xe và 1 cây bơm xe do ông tự chuẩn bị để giúp các em có sẵn phụ tùng cần thiết khi cần thay thế.
"Tôi làm từ thiện không mong cầu người được nhận quay giúp mình. Chỉ mong các cháu có phương tiện đi lại, hỗ trợ cho việc học thuận lợi hơn để sau này thành công, có cơ hội đi giúp đỡ người khác" - ông Hòa chia sẻ.
Kể từ năm 2018 cho đến nay, suốt 4 năm làm từ thiện, ông Hòa đã lắp ráp, sửa chữa và trao tặng 31 xe đạp cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Bắc Ninh (quê của ông Hòa), huyện An Lão, Hải Phòng (quê vợ ông) và địa bàn nơi ông sinh sống.
Ngoài tặng xe cho các cháu học sinh nghèo, ông Hòa còn tặng cho một số bạn bè của mình bị thiếu phương tiện đi lại
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người
Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.
Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang
Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.
Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật
Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.
Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa
Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia.
Xem thêm