Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 07/08/2022, 09:09 AM

Hiểu đúng về bố thí - Từ thiện

Những người không biết Phật pháp, hoặc ít tu tập, còn nhiều sân si thị phi nhân ngã thì khi làm việc thiện với tâm còn tham chấp sẽ dễ gây ra những trường hợp có thái độ hành vi, lời nói thiếu nhẫn nại, thiếu từ bi và gây phản cảm là khó tránh khỏi được.

Hiện nay đâu đâu chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy cảnh người người làm từ thiện, nhà nhà làm từ thiện, nhóm nhóm làm từ thiện, hội hội đoàn đoàn làm từ thiện. Chính vì vậy vốn từ bản chất tốt đẹp của việc làm từ thiện, nhưng lại có không ít cảnh bát nháo linh tinh xảy ra trong đời sống hàng ngày, gây mất lòng tin trong xã hội.

Phát huy những tấm gương, những tấm lòng bố thí từ thiện trong sáng, chia sẻ tình thương giúp đỡ đồng bào khó khăn cũng sống bớt khổ thêm vui là rất cần thiết cho cuộc sống.

Cho nên về nguyên tắc bất cứ ai có tâm tốt, có tình thương, biết chia sẻ đều có thể làm từ thiện. Trong xã hội mà có nhều người sống có tình thương, biết chia sẻ thì sẽ đóng góp không nhỏ trong việc ổn định xã hội, nâng cao chỉ số hạnh phúc chung. 

Đương nhiên cũng cần có biện pháp thích hợp loại trừ dần những những hình ảnh, những cách làm, những đối tương không thật tâm, không thực tình, không vì tình thương mà có tư tâm, vì mục đích cá nhân khi hô hào làm việc thiện, gây phản cảm, có tác động tiêu cực, làm mất lòng tin trong cộng đồng xã hội.

Bố thí theo Phật giáo là gì?

Thí là cho, tặng, biếu; Bố là cùng khắp, rộng rãi

Bố thí là đem mọi tài sản sở hữu của mình ra cho người khác, cho chúng sanh, nhưng không phải tất cả trường hợp bố thí đều có giá trị giống nhau. - Giá trị chân thật, cao thấp của sự bố thí, từ thiện tùy vào sự phát khởi tâm ý và cách thức bố thí của chúng ta.

Thường bố thí trong Phật giáo phân ra tài thí (tặng cho tiền tài, của cải vật chất (ngoại tài) cả hiến tặng các bộ phận trên người như hiến máu, hiến tủy, giác mạc ( nội tài ); giảng nói chia sẻ tri thức, phật pháp, cách chữa bịnh (pháp thí) và giúp cho sự không sợ hãi ( vô úy thí). 

Đại khái ai có tâm tốt, tự mình biết thương và giúp đỡ làm việc thiện cho mọi người là quý rồi.

Nhưng hẳn không phải ai cũng đứng ra kêu gọi hô hào mọi người góp tài vật tiền của đưa cho mình làm từ thiện được đúng và tốt.

Bố thí quý ở tâm, không phải ở lượng

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Những người chưa đủ trí tuệ, chưa tu tập tập được tâm từ bi lớn, chưa có sức nhẫn nại lớn, còn nhiều sân si tham chấp thì không nên đứng ra hô hào, kêu gọi, quyên góp mọi người đưa tài, vật...cho mình để làm từ thiện; những người cư sĩ, còn có gia đình, vợ chồng, con cái...phải lo toan làm ăn kiếm tiền để vun đắp cho gia đình riêng thì rất khó, rất khó để họ đứng ra hô hào quyên góp làm việc thiện mà đủ từ bi, nhẫn nại và hoàn toàn trong sáng, không có tác động, tư tâm khác.

Cho nên có lẽ ai chưa đủ tâm từ bi, hạnh nhẫn nại, lòng hoan hỉ ngay cả khi bị mắng chửi, chỉ trích, nói xấu trong lúc đi làm việc bố thí từ thiện thì cũng không nên đứng ra hô hào quyên góp làm việc thiện được.

Kinh nghiệm nhiều năm thực hành pháp bố thí, làm việc thiện là có những trường hợp dù chúng ta làm đúng, làm tốt, ngay thẳng cũng vẫn bị ganh ghét, nói xấu, chỉ trích, thị phi là rất bình thường.

Điều này tự mình suy nghĩ quan sát sâu sắc sẽ thấy rất rõ

Những người Phật tử tin nhân quả, biết Phật pháp, có tu tập, biết cần trọng thì chỉ dám tự lấy tiền của, tài vật chính mình đi làm việc thiện, chứ không bao giờ dám tùy tiện đứng ra hô hào mọi người quyên góp tài vật về cho mình để mình đứng ra làm từ thiện đâu. Vì họ tự biết bản thân còn nhiều sân si tham chấp, ít nhẫn nại từ bi dễ gây thêm tội nghiệp.

Các quý Phật tử, thí chủ nếu là Phật tử đúng nghĩa, thì mình không có tài vật vẫn còn có nhiều cách bố thí như pháp. Nếu đã bố thí tài vật thì nên theo pháp "Tam luân không tịch" không dính mắc chấp nhứt. Nếu nhiều Phật tử muốn cùng làm việc thiện thì nên nương theo các chùa viện, các bậc Tăng Ni có đức hạnh trí tuệ mà làm sẽ đạt kết quả tốt đẹp và lâu dài

Bố thí là một pháp tu rất quan trọng trong Phật pháp, là pháp thứ 1 trong 6 pháp tu của Bồ Tát hướng đến quả vị Phật. Không phải ai cũng biết, cũng hiểu rõ, cũng dễ dàng thành tựu

Từ là thương yêu, thiện là lành, tốt, khéo. Từ thiện nghĩa là vì lòng thương yêu mà làm việc tốt, việc lành. 

Bố thí ra sao để có được quả phước an lạc thật sự?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Có thể tạm phân ra 10 trường hợp bố thí :

1- Vì khởi lòng thương mà bố thí (chandā dānaṃ deti).

Có người vì thấy người nghèo khổ đói ránh hau thương yêu người nào đó nên họ biếu tặng cho người ấy thức ăn, quà phẩm, tiền bạc, vật báu, nhà cửa...

2- Vì bực mình mà bố thí (dosā dānaṃ deti).

Có người vì bực bội do bị xin xỏ quấy rầy, hoặc vì thể diện trước mặt người khác nên bố thí cho yên; hoặc vì muốn sỉ nhục mà bố thí; hoặc vì ghét người này mà đem cho người khác để chọc tức, trêu gan.

3- Tùy tiện mà bố thí (mohā dānaṃ deti).

Có người không phải do nhận thức tính chất thiện pháp của bố thí, không nghĩ đến mục đích là gì, chỉ là ai xin vừa phải thì cho vậy thôi.

4- Vì lo sợ mà bố thí (bhayā dānaṃ deti).

Có người bị đe dọa, hoặc bị áp bức, hoặc yếu thế nên phải cho tài sản để yên thân.

5- Quen theo truyền thống mà bố thí (kulavaṃsā dānaṃ deti).

Có người ở trong gia đình truyền thống bố thí, nên người ấy rộng rãi xả tài vì nghĩ rằng ta không nên làm mất truyền thống gia đình.

6- Vì muốn được ngợi khen, mưu cầu lợi lộc, danh tiếng, thể diện mà bố thí. (yasa-dānaṃ deti)

Hiện nay, nhiều người vì khoe danh hão, đánh bóng tên tuổi bản thân, PR cho chính mình, công ty, tập đoàn mình mà bố thí.

7- Với mục đích tạo phúc sanh thiên mà bố thí (Sugati-upapannatthāya dānaṃ deti). Có người mong được sanh về cõi trời nên bố thí, vì nghĩ rằng sau khi bố thí ta chết sẽ sanh thiên.

8- Với mục đích cho tâm an vui mà bố thí (cittapa-sīdanatthāya dānaṃ deti). Có người thích bố thí vì nghĩ rằng khi ta bố thí đem niềm vui cho kẻ khác thì ta được an vui.

9- Với mục đích phát triển tâm từ bi mà bố thí (cittaparikkhāratthaṃ dānaṃ deti). Có những chúng sanh cầu giải thoát, muốn trang bị cho tâm, làm cho tâm được thuần thục, làm cho tâm trong sáng khỏi cấu uế xan tham nên bố thí.

10 Pháp bố thí trọn vẹn và cao thượng, mà chúng ta hay nghe là pháp bố thí ba la mật.

- Có thể cho hết mọi thứ tài sản ta có, kể cả gan, thận, máu, mắt,...một cách tự nhiên

Bố thí một cách trọn vẹn và cao thượng chỉ những người có đạo lực tu hành, nhẫn nại từ bi lớn mới làm được. Pháp này có đủ 3 đức:

- 1 là Không có một ý niệm dính chấp, ta là người cho, người bố thí, người ban ơn

- 2 là Không thấy, chấp có đối tượng nhận của bố thí là người nhận của ta ban ơn,

- 3 là không thấy, không chấp là ta cho cái gì, của cải gì, có quý giá không

Ngoài ra, những người không biết Phật pháp, hoặc ít tu tập, còn nhiều sân si thị phi nhân ngã thì khi làm việc thiện với tâm còn tham chấp sẽ dễ gây ra những trường hợp có thái độ hành vi, lời nói thiếu nhẫn nại, thiếu từ bi và gây phản cảm là khó tránh khỏi được.

Trong 10 trường hợp làm phước bố thí ấy chỉ có sự bố thí vì mục đích phát triển tâm từ bi và bố thí trọn vẹn cao thượng là sự bố thí đưa đến an vui giác ngộ,qn lạc giải thoát.

Bố thí vì truyền thống và bố thí vì mục đích sanh thiên, cũng được bậc trí trong đời chấp nhận, nhưng không phải là pháp bố thí trọn vẹn ( ba la mật ).

Với tâm nguyện cùng nhau tu theo Phật, sáng mang niềm vui đến với mọi người, chiều nỗ lực giúp mọi người vơi bớt khổ sầu, bố thí là pháp hành quan trọng của Phật giáo, giáo hội, tăng ni tại các cơ sở tự viện và trung tâm nhân đạo Phật giáo.

Nguyện Phật Bồ Tát chư Thiên gia hộ cho thế giới hòa bình, dịch bịnh qua mau, chúng sanh, mọi người bình an phúc lạc.

Tu bố thí

Làm từ thiện

Khởi tâm từ bi

Cứu giúp muôn loài

Tam không tịch

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm