Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 20/03/2021, 11:49 AM

Chuyện xuất gia của Đức Phật Thích Ca

Năm 16 tuổi, vua cha Tịnh Phạn tổ chức hôn lễ cho Thái tử và Công nương Yasodhara. Kinh thành Ca-tì-la-vệ nô nức vui mừng, trong khi Thái tử, lòng buồn rười rượi, nét mặt đâm chiêu.

Nhưng trùng hợp thay, cũng như Thái tử, Công nương là người có tâm hồn thanh tịnh và không thích lập gia đình. Kể từ đó, Thái tử và Công nương sống với nhau như đôi bạn thanh khiết, trong sạch!

Một thời gian sau, dường như vẫn còn thấy Thái tử lo lắng, ưu tư điều gì, vì vậy sự lo lắng của vua Tịnh Phạn ngày một lớn hơn. Vua cha lập tức cho xây dựng ba cung diện điện Mùa đông, Mùa mưa và Mùa hè thật nguy nga, tráng lệ với mong muốn làm lung lay tâm nguyện xuất gia của Thái tử.

Thắm thoát, Thái tử Tất Đạt Đa đã hai mươi tuổi, thân hình cao lớn, đẹp như thiên thần. Kinh thành Ca-tì-la-vệ vẫn nhộn nhịp, cuộc sống vô cùng yên vui.

Ý nghĩa của ngày Đức Phật xuất gia

Vua Tịnh Phạn đã lớn tuổi, nhưng mọi việc trong coi đất nước giờ đây đã có Thái tử trợ giúp. Thái tử kín đáo bảo vệ đất nước Thích Ca bằng cách âm thầm đưa người vào triều đình các quốc gia lân bang, can thiệp vào nội tình của các nước để xây dựng hòa hiếu, không cho các thế lực hiếu chiến gây ra chiến tranh.

Thái tử vẫn luôn ao ước xuất gia thành một sa môn, đi tìm đạo quả tối thượng, cứu độ chúng sinh. Bởi cõi đời còn trầm luân đau khổ, muôn loài còn chìm đắm trong tăm tối ...Thái tử day dứt khôn nguôi.

Một hôm, trong cuộc nói chuyện với vua cha.

Vua Tịnh Phạn hỏi: “Hoàng nhi, con có tâm sự gì, sao ưu tư quá vậy ?”

Thái tử điềm tĩnh trình bày: “Thưa Phụ vương, hơn mười năm qua, con đã thiết lập được mạng lưới thám tử ở khắp nơi, chưa lúc nào, đất nước Thích Ca của chúng ta lại phồn thịnh và yên bình hơn thế. Giờ đây, con xin Phụ vương, cho phép con được xuất gia!”

Nói rồi, Thái tử tiếp tục ôn tồn thưa với vua cha:

-  Con biết, nếu ra đi, sẽ làm nhiều người buồn. Nhưng con không thể cưỡng lại được sự thôi thúc đi tìm chân lý của nội tâm, thế gian này, thật tạm bợ và bất an. Ai rồi cũng trải qua sinh, lão, bệnh, tử. Thưa phụ vương, phải có một đạo lý, giúp chúng sinh giải thoát khỏi trầm luân sinh tử này.

Vua cha kiên quyết từ chối: “Hừm, không đi đâu cả. Cha đã già yếu. Đất nước này, trong cậy hết vào con! Chừng nào, con cho ta cháu nội giỏi như con...thì con có yêu cầu gì...ta cũng chấp thuận ! “

Thái tử thất vọng lui ra, vì biết đây là chuyện không thể. Người và Công nương chỉ sống với nhau như đôi bạn trong sạch thanh khiết, thì làm sao có con như ý nguyện của vua chao?!

Thời gian này, hằng đêm, Công nương Yasodhara thường cầu nguyện thần linh, ban cho người một đứa con. Bỗng một đêm, Công nương nằm mộng thấy một vầng ánh sáng từ trên trời chiếu vào bụng mình, thế rồi, Công nương cảm thấy hoài thai!

Được tin, Thái tử nói với Công nương rằng: “Một vị nào đó, đã lắng nghe lời cầu nguyện của nàng, đã dùng Mật hạnh Đệ nhất của mình vào thai, vừa giúp nàng toại nguyện, vừa giúp ta hoàn thành chí nguyện! “

Ít lâu sau, Hoàng tôn Rahula (La Hầu La) chào đời, cung đình tổ chức tiệc mừng suốt 7 ngày liền. Khi mọi người chìm sâu vào giấc ngủ, Thái tử bước nhẹ vào phòng, nhìn Yasodhara và Rahula với nét mặt trầm ngâm. Thài tử lặng lẽ mang trên người một túi vải, rồi đi về phía chuồng ngựa !

Thái tử gọi Channa (Xa Nặc): “Channa, Channa, hãy thắng con ngựa Kanthaka (Kiền Trắc) đi theo ta !”

Channa vừa tỉnh ngủ, giọng lèm mèm: “Ôi, giờ này trời tối. Nhân gian mờ mịt lắm. Thái tử định đi đâu?”

Thái tử điềm đạm đáp: “Chính vì trời tối, vì nhân gian mù mịt, nên ta phải đi tìm ánh sáng cho muôn loài !”

Hai người cưỡi ngựa ra cổng thành, chợt sấm vang chớp giật. Mara (Ma Vương) hiện ra, dụ dỗ Thái tử:

-  Này, Thái tử. Ngài đừng đi. Chỉ còn 7 ngày nữa thôi, Ngài sẽ làm vua đất nước Thích Ca (Sakya) này. Và 30 ngày nữa, ngài sẽ trở thành Chuyển Luân Thánh Vương, cai quản toàn bộ cõi đất này. Ngài đừng đi...hãy ở lại.

Nói rồi, Mara cười lớn, khoái chí ngạo nghễ giữa hư không!

Thái tử vẫn tiếp tục phi ngữa lao về phía trước: "Ta biết điều đó, nhưng ta không màng. Ngươi đừng ngăn cản ta!".

Là những người con Phật không ai lại có thể quên được ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch là ngày xuất gia của Đấng Giác ngộ.

Là những người con Phật không ai lại có thể quên được ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch là ngày xuất gia của Đấng Giác ngộ.

Niềm vinh quang thế gian không thể trói buộc được Thái tử, khi mà tình thương Ngài dành cho muôn loài là lớn hơn tất cả. Cả hai phi ngựa vượt qua cổng thành trong màn đêm tĩnh mịch, hướng về phía nam. Hoàng tử, tiếp tục phi như bay, Hết thảy cảnh vật như bỏ lại phía sau!

Thái tử dừng lại bên bờ sông Anoma, và Channa biết giây phút đó, cuối cùng cũng đã đến. Những giọt lệ bắt đầu xuất hiện trên khóe mắt của Xa Nặc, cả ngựa Kiền Trắc cũng khóc! Thái tử nhẹ nhàng bỏ Vương miện xuống, xõa tóc, rồi rút thanh gươm báu ra! Xa Nặc bàng hoàng không nói nên lời , muốn ngăn Thái tử nhưng không dám, chỉ biết đứng nhìn và lặng lẽ khóc! Từng lọn tóc của Thái tử cuốn trôi theo dòng nước, mỗi lọn tóc trôi đi...là mỗi lần Xa Nặc khóc lên nghẹn ngào!

Sự hóa độ rộng lớn và cùng khắp của đức Phật

Sau khi cắt tóc xong, Thái tử cởi bộ đồ Vương giả, tháo hết trang sức và lấy tấm y cũ màu sẫm mặc vào người! Thái tử nhắn nhủ Xa Nặc:

- Xa Nặc, ngươi hãy mang túi vải cùng Lệnh bài tối mật này về trao cho Công nương Yasodhara, ta từ nay xuất gia, làm sa môn tu hành. Ngươi hãy nhắn lại với tất cả mọi người, nếu yêu thương ta thì đừng ngăn cản chí nguyện của ta!

Xa Nặc khóc nức nở, quỳ xuống lạy Thái tử rồi dắt hai con ngựa băng qua sông, ngựa Kiền Trắc cứ ngoái lại, không muốn rời xa. Đợi cho Xa Nặc đi khuất bóng, Thái tử mới quay lưng đi về phía nam, bóng người oai vệ, cứ thế, khuất xa dần, xa dần...

Năm 29 tuổi, Thái tử Siddhartha đã xuất gia tu hành. Người đã khước từ mọi vinh quang thế gian, để đi tìm chân lý cao thượng. Gian nan có là chi, khi niềm đau thương ngày đêm đang phủ giăng khắp tinh cầu. Nguy hiểm có là chi, khi nước mắt của chúng sinh còn nhiều hơn nước biển mênh mông, còn nhiều hơn trăm con suối nghìn sông, nỗi đau khổ là vô cùng không kể!

CON CUỐI XUỐNG HIỂU THẾ GIAN ẢO MỘNG

LỢI VÀ DANH, CHÁY BỎNG CẢ TÂM HỒN

AI BIẾT RẰNG NƠI TỊCH CỐC CÔ THÔN

NGƯỜI ẨN SĨ, VƯỢT HƠN ĐIỀU NHỎ BÉ...

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại

Đức Phật 11:05 28/10/2024

Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Đức Phật 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Những đức tánh của Phật

Đức Phật 17:40 02/10/2024

Luận Nhiếp đại thừa viết: Đức tánh của Phật đà có 7 thứ mà ai niệm Phật cũng phải tưởng niệm những đức tánh ấy.

Bốn loại biện tài của Phật

Đức Phật 11:20 24/09/2024

Biện tài của Phật vô ngại, đó là đạt đến cứu cánh viên mãn. Trên Kinh, Phật vì chúng ta giải thích biện tài có 4 loại: Nghĩa, Pháp, Từ vô ngại, Lạc thuyết.

Xem thêm