Có bao nhiêu cách đối phó phiền não?
Có ông Bà-la-môn Sangàrava đến hỏi Đức Phật tại sao ngày xưa ông học kinh điển Bà La Môn giáo kinh Veda học mau nhớ mau, còn bây giờ học lâu mà mau quên. Đức Phật Ngài giải thích cho ông nghe, không phải Ngài dạy riêng cho ông học mà ngay cả trong chuyện tu cũng vậy.
Đức Phật Ngài dạy rằng muốn có một trí nhớ tốt, trí hiểu tốt, thì chuyện đầu tiên mình phải dàn xếp được 5 triền cái .
Có ông Bà-la-môn Sangàrava đến hỏi Đức Phật tại sao ngày xưa ông học kinh điển Bà La Môn giáo kinh Veda học mau nhớ mau, còn bây giờ học lâu mà mau quên. Đức Phật Ngài giải thích cho ông nghe, không phải Ngài dạy riêng cho ông học mà ngay cả trong chuyện tu cũng vậy.
Nếu hôm nay bà con tu Samatha (thiền Chỉ) hay Vipassana (thiền Quán), mà nó cứ ù lì đứng yên không tiến bộ thì mình phải xét xem có phải mình bị 5 triền cái hay không, triền nào và thứ nào trong năm thứ này.
Trong bài kinh này Phật dạy rằng cõi tâm linh của mình sẽ được bao la thênh thang, sẽ bừng sáng, vừa sáng, vừa rộng, vừa cao, khi nào mà chúng ta dàn xếp được năm triền cái này đó là :
-Tham dục là niềm đam mê thích thú trong năm trần.
-Sân độc là bất mãn trong năm trần.
-Hôn Thụy là sự biếng lười buồn ngủ dã dượi, sự muốn buông xuôi, sự tiêu cực của tâm thức.
-Trạo Hối là sự băn khoăn ray rứt tiếc nuối, khi nghĩ về chuyện đã làm và chưa làm để lòng không yên.
-Hoài Nghi là hoang mang nghi hoặc không biết rằng con đường mình đang đi đúng hay sai. Mình thắc mắc thì mình phải đi tìm cách giải quyết, chứ không nên ôm nổi thắc mắc đó biến nó trở thành một gánh nặng tâm lý, để rồi dùng dằng đứng yên không đi xa được nữa, thì lúc bấy giờ cái sự hoang mang nghi hoặc ấy nó trở thành ra một thứ phiền não có tên gọi là Hoài Nghi Cái.
Ở đây trong kinh dạy rất rõ : Chỉ có thánh nhân mới dứt điểm được 5 thứ phiền não này, và trong kinh dạy rất rõ có 5 cách để đối phó với phiền não. Nhưng gom gọn lại chỉ có 3 cách :
1.tadaṇgapahāna 2.vitikkhambhanapahāna 3. samucchedapahāna
1- Tadangapahāna: Hoà hoãn từng cơn. Có nghĩa là mình học giáo lý ngồi thiền được ba mớ, mỗi ngày ngồi được 2 tiếng đi, 2 tiếng ngồi, 3 tiếng đi, 3 tiếng ngồi ..v..v .Và có học giáo lý để mỗi lần mình phát hiện được là mình đang bị một phiền não nào đó, và khi mình nhận diện nó thì nó sẽ mất, đó là nói trên nguyên tắc gọn gàng. Chứ trên thực tế nhìn nó để cho nó mất thì phải mất thời gian rất lâu. Nếu các vị hỏi tôi bao lâu ? Thì tùy người, trên nguyên tắc khi bị nhận diện thì phiền não sẽ nhường chỗ cho thiện tâm, đó là theo nguyên tắc. Còn trên thực tế đối với thằng Tèo thằng Tí thời gian bao lâu mới đạt đến mức nhìn nó là nó mất thì cái đó tuỳ người. Cách đối phó phiền não, kiểu gặp đâu diệt đó, đó là tadaṇgapahāna.
2-Vitikkhambhanapahāna: Làm chủ được nó nhưng nó vẫn còn đó. Có nghĩa là tu tập chứng thiền, bên tuệ quán là chúng ta phải có khả năng thiền Tụê nào đó, còn bên thiền Chỉ chúng ta phải có tầng Sơ, Nhị, Tam, Tứ. Nói chung là mỗi lần chúng ta nhập thiền, chúng ta an trú có thể mỗi 2, 3, 4, 5 tiếng mà không có một khe hở nào cho phiền não nó chen vô được, dầu là bằng thiền Chỉ hay thiền Quán. Nhưng phải liên tục trong 1, 2 đến 3 tiếng.
3- Samucchedapahāna: Có nghĩa là cắt đứt nó bằng trí tuệ thánh nhân. Nếu mình là Tu-Đà-Hườn thì cắt đứt hẳn được thân kiến và hoài nghi, nếu mình là A-na-hàm thì dứt hẳn dục ái và sân, nếu mình A-la-hán thì dứt sạch hết tất cả phiền não còn lại.
-Cách thứ nhất là tệ nhất trong ba cách, nhưng không có không được. Có nghĩa là thấy nó biết liền, khi nó được nhận diện thì tạm thời biến mất, một lát sau nó quay trở lại mình tiếp tục nhận diện nó, cứ như vậy.
-Cách hai kiểu mình có thể đè nén nó, cho nó vắng mặt trong vòng 1,2, 3 tiếng hoặc là mình về cõi Phạm thiên, một đại kiếp, năm đại kiếp, tám đại kiếp.
Năm thứ phiền não này, các vị phải đồng ý với tôi cách một là không có ai đắc. Cách hai hi vọng bà con có khả năng mỗi lần xếp chân là được hai, ba tiếng, chỉ có niệm, định và tuệ thôi. Chứ không có tham sân, thích thú, bất mãn nào nó lọt vô được trong khoảng thời gian một, hai, ba tiếng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm