Cô gái cúng dầu
Nếu chúng ta đến cúng Phật bằng niềm tin chánh tín như vậy thì nguồn năng lượng tha lực của chư Phật và năng lượng tâm linh chúng ta mới giao thoa với nhau. Lúc ấy, chúng ta sẽ đạt được như sở nguyện.
>>Những câu chuyện về Đức Phật hay nên đọc
Nước Xá Vệ có cô gái nghèo tên Nan Đà, thân thế cô độc thân, sống bằng nghề ăn xin. Bấy giờ, cô thấy các vị vua chúa, quan đại thần, trưởng giả cúng dường Phật và chư Tăng, cô tự nghĩ: “Ta mắc tội báo gì mà sinh vào nhà bần tiện như thế này nên không thể cúng dường đấng phước điền?”. Cô tự hối trách lấy mình.
Một ngày nọ, đi xin chỉ được một đồng tiền, cô liền đến nhà bán dầu để mua dầu với tâm nguyện cúng dường Thế Tôn. Người bán dầu hỏi: “Mua một đồng, số dầu rất ít dùng sao được? Vì sao mua ít thế?”. Nàng liền tỏ bày nỗi niềm và tâm nguyện của mình. Sau khi nghe, người bán dầu thương tình bán cho cô số dầu gấp đôi so với số tiền của cô. Nan Đà xiết đỗi vui mừng, đem thẳng đến tịnh xá Kỳ Viên cúng dường Thế Tôn. Rồi nàng phát nguyện rằng: “Nay tôi xin đem một ngọn đèn mọn cúng dường đức Phật. Nguyện nhờ công đức này, đời sau tôi được trí tuệ sáng suốt và dứt trừ được tất cả ngu ám cho tất cả chúng sinh”. Phát nguyện xong cô lễ Phật và lui về.
Quá nửa đêm, các ngọn đèn kia tự tắt hết, chỉ còn một ngọn đèn của cô gái là không tắt. Ngài Mục Kiền Liên ba lần cố tắt nó nhưng không được. Đức Phật thấy, bảo: “Này Mục Kiền Liên, ngọn đèn đây do người tín nữ đem tâm Bồ đề mà cúng dường. Dầu cho lấy nước bốn biển đổ dồn lên nó cũng không thể tắt!” .
Lời bàn:
Qua câu chuyện “Cô Gái Cúng Dầu” trên, chúng ta thấy được rằng: “Trong đời sống, niềm tin rất quan trọng. Nhưng niềm tin đó phải là chánh tín. Niềm tin này phải dựa vào lòng chí thành của mình, vào sự chân thật, không bị dao động bởi những lời lẽ và sự bài xích của người khác.
Như chúng ta tin rằng: cúng dường thì sẽ được phước. Niềm tin này phải dựa trên cơ sở của trí tuệ chứ không phải là: ai sao tôi vậy. Trước khi tin, chúng ta phải hiểu rõ niềm tin dựa trên sự phân tích và những kinh nghiệm thực tiễn. Trong đạo Phật, niềm tin là do sự hiểu biết tuyệt đối chứ không tin mù quáng, không mê tín và không dựa vào tha lực tối thượng của một quyền năng nào cả. Rất nhiều người, trong đó có cả những Phật tử hiểu lầm rằng: đi chùa lễ Phật, dâng hoa cúng quả dưới chân đức Từ phụ, thắp vài nén nhang là có thể yên chí rằng đức Phật đã chứng giám cho mình. Chúng ta hãy đến với đức Phật bằng cả tâm Phật và bằng cả một niềm tôn kính dành cho một bậc đạo sư đã vạch ra và soi sáng con đường dẫn chúng ta đến bờ giải thoát, hoặc ít nhất là Ngài dẫn chúng ta đến một cuộc sống toàn thiện và gương mẫu.
Nếu chúng ta đến cúng Phật bằng niềm tin chánh tín như vậy thì nguồn năng lượng tha lực của chư Phật và năng lượng tâm linh chúng ta mới giao thoa với nhau. Lúc ấy, chúng ta sẽ đạt được như sở nguyện, giống như cô gái cúng dầu trong đoạn kinh trên.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại
Đức Phật 11:05 28/10/2024Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.
Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya
Đức Phật 09:00 11/10/2024Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.
Những đức tánh của Phật
Đức Phật 17:40 02/10/2024Luận Nhiếp đại thừa viết: Đức tánh của Phật đà có 7 thứ mà ai niệm Phật cũng phải tưởng niệm những đức tánh ấy.
Bốn loại biện tài của Phật
Đức Phật 11:20 24/09/2024Biện tài của Phật vô ngại, đó là đạt đến cứu cánh viên mãn. Trên Kinh, Phật vì chúng ta giải thích biện tài có 4 loại: Nghĩa, Pháp, Từ vô ngại, Lạc thuyết.
Xem thêm