Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 20/07/2024, 08:30 AM

Có thể vãng sanh hay không là do hai chữ "thật thà"

Nếu quý vị thật thà, nói thật ra, kinh luận gì cũng đều chẳng cần, một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng, quyết định vãng sanh, vọng niệm gì, nghi lự gì đều chẳng còn nữa! Vì sao tôi biết các vị chẳng thật thà?

Từ cảnh mộng mỗi đêm, có thể trắc nghiệm công phu và cảnh giới của chính mình. Trước kia, chưa học Phật, ác mộng thật nhiều, học Phật mấy năm, tuy vẫn nằm mơ, nhưng ác mộng dần dần ít đi, đó là tiến bộ.

Lại tiến hơn bước nữa, ác mộng trọn chẳng có, nằm mộng chẳng rất loạn, sẽ hiểu rõ ràng, minh bạch. Lại càng thù thắng hơn nữa là thường xuyên mộng thấy Phật, Bồ Tát, mộng thấy giảng kinh, mộng thấy nghe kinh, mộng thấy niệm Phật, dự Phật Thất, nằm mộng những chuyện ấy. Tốt lắm!

Ban ngày tu hành, buổi tối vẫn tiếp tục không ngừng. Đó là cảnh giới tốt đẹp, thường nói là “nhật hữu sở tư, dạ hữu sở mộng” (ngày nghĩ gì, đêm mộng đó). Cùng một đạo lý, vì sao Tây Phương Cực Lạc thế giới tốt đẹp ngần ấy? Lòng người tốt đẹp!

Tâm chẳng tốt đẹp sẽ không thể vãng sanh, không thể đến đó, đạo lý là như vậy đó! Vì thế, thời cổ, vàng, bạc, bảy báu nhiều, hiện thời ít ỏi, hiện thời những thứ này [hầu như] chẳng còn nữa. Vì sao chẳng có? Biến chất rồi! Biến đổi theo lòng người mất rồi. Chúng ta nhất định phải hiểu rõ ràng đạo lý này!

Biết bản thân tội chướng sâu dày, quyết chí niệm Phật cầu vãng sanh

328670355_1324280598420869_2576505547427419843_n

Vì thế, nếu muốn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, đối với chúng ta mà nói thì chỉ một câu A Di Đà Phật chưa đủ dùng, nhưng có một hạng người [đối với họ, câu niệm Phật] rất hữu dụng, người như thế nào? Người thật thà.

Chúng ta là những kẻ chẳng thật thà, cho nên đối với chúng ta [chỉ một câu Phật hiệu đơn độc] sẽ vô dụng. Vì sao nói là chẳng thật thà?

Niệm câu A Di Đà Phật vẫn dấy lên vọng tưởng, một hồi nghĩ chuyện này, một hồi nghĩ chuyện khác, chẳng thật thà!

Nếu quý vị thật thà, nói thật ra, kinh luận gì cũng đều chẳng cần, một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng, quyết định vãng sanh, vọng niệm gì, nghi lự gì đều chẳng còn nữa! Vì sao tôi biết các vị chẳng thật thà?

Vì các vị thường đến hỏi tôi, hỏi này, hỏi nọ, tức là chẳng thật thà. Người thật thà chắc chắn chẳng có nghi vấn. Hễ quý vị có câu hỏi, sẽ là chẳng thật thà! Người chẳng thật thà bèn làm như thế nào?

Phải cậy vào kinh giáo! Nói cách khác, kinh giáo giúp chúng ta học thật thà. Hiện thời, chúng ta lắm nỗi nghi lự, nhiều câu hỏi; hễ các đạo lý trong kinh điển đều hiểu rõ ràng thì những câu hỏi ấy đều chẳng còn nữa, đoạn nghi sanh tín mà!

Sau đó, mới học làm một kẻ thật thà, chắc chắn có thể thành tựu. Do vậy nói “có thể vãng sanh hay không là do hai chữ Thật Thà!”

Thật thà bèn có thể vãng sanh, không thật thà sẽ chẳng thể vãng sanh, rất trọng yếu! Đó là nói về vật chất chuyển biến, vì sao Tây Phương Cực Lạc thế giới tốt đẹp dường ấy là có đạo lý.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Pháp tu soi gương

Kiến thức 15:52 05/11/2024

Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.

Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?

Kiến thức 10:35 05/11/2024

Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Xem thêm