Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 25/04/2024, 15:00 PM

Biết bản thân tội chướng sâu dày, quyết chí niệm Phật cầu vãng sanh

Bạn hãy quan sát thật kỹ những người vãng sanh, chắc chắn họ phải là người phúc hậu, thật thà, trung hậu. Họ tự biết mình khổ, khổ là do nghiệp chướng của mình sâu dày, đời trước không có tu phước.

Giống như Pháp sư Đế Nhàn thời cận đại, ông thợ vá nồi niệm Phật, câu chuyện này có rất nhiều người biết. Lão Pháp sư Đàm Hư năm xưa ở Hồng Kông thường xuyên nhắc đến, khuyến khích mọi người. Ông thợ vá nồi không biết chữ, chưa từng học kinh điển, theo lão Hòa thượng Đế Nhàn xuất gia, ông là người đồng hương với lão Hòa thượng Đế Nhàn, thuở nhỏ là bạn chơi chung với nhau. Do gia đình nghèo khó nên ông không đi học, không biết chữ, ông theo lão Hòa thượng Đế Nhàn xuất gia, lão Hòa thượng cũng không có cách nào, bèn dạy ông niệm một câu A Di Đà Phật, niệm mệt thì nghỉ, nghỉ khỏe rồi thì tiếp tục niệm, tương lai sẽ có được lợi ích.

Ông nghe lời, chỉ niệm một câu A Di Đà Phật này đến cùng, niệm được ba năm, ông đứng mà vãng sanh. Những người dân địa phương nhanh chóng đi báo cho Pháp sư Đế Nhàn biết: “Thưa Pháp sư, đồ đệ của Ngài đã vãng sanh rồi, đứng mà ra đi”.

Cụ bà mù chữ thật thà niệm Phật 3 năm tự tại quy Tây

00

Lão Hòa thượng Đế Nhàn nhanh chóng trở về quê, một chuyến đi về mất ba ngày, ông ấy đã đứng ba ngày, sau khi chết vẫn còn đứng ba ngày đợi Pháp sư Đế Nhàn về lo hậu sự cho ông. Người này đâu có phát Bồ-đề tâm, vì sao ông ấy có thể vãng sanh?

Bạn vừa xem thấy “thâm tâm” nói trong Tứ Thiếp Sớ, thâm tâm chính là thâm tín tâm (tâm tin sâu) thì bạn sẽ hiểu được điều này. Nếu chúng ta hỏi ông thợ vá nồi có tin là nghiệp chướng của bản thân quá sâu dày hay không? Điều này chắc chắn là có tin.

Đối với sự tiếp dẫn vãng sanh của A Di Đà Phật, ông có nghi ngờ không? Không có nghi ngờ. Chỉ cần có hai sự việc này thì ông đã có thâm tín tâm (tâm tin sâu). Biết bản thân mình tội chướng sâu dày, ngoài việc niệm Phật cầu vãng sanh ra thì không còn cách nào khác có thể thoát ly biển khổ, tin sâu vào sự tiếp dẫn của A Di Đà Phật, tuyệt đối không hoài nghi, đây chính là đại Bồ-đề tâm. Ông thành tâm thành ý mà niệm thì đã có đủ chí thành tâm, có được niềm tin này vậy là có đủ thâm tâm. Kết quả ba năm niệm Phật, ông đứng an nhiên tự tại mà vãng sanh, đây chính là hồi hướng phát nguyện tâm, ông làm cho mọi người xem, để cho những người không tin bắt đầu tin, những người đã tin thì càng tin sâu hơn. Quí vị nghĩ xem, có phải là ông ấy có đủ Bồ-đề tâm hay không? Thật sự là đủ.

Bạn hãy quan sát thật kỹ những người vãng sanh, chắc chắn họ phải là người phúc hậu, thật thà, trung hậu. Họ tự biết mình khổ, khổ là do nghiệp chướng của mình sâu dày, đời trước không có tu phước. Đối với lời dạy bảo của lão sư, lời giáo huấn của Phật-đà họ chưa được tiếp xúc, cũng chưa tiếp xúc với kinh điển, nhưng lời dạy bảo của lão sư thì họ tin sâu không hoài nghi, y giáo phụng hành nên họ thành công.

Bản thân chúng ta hãy cố gắng nỗ lực, kiểm điểm lại mình, đối chiếu với họ, sở trường của họ, chúng ta có hay không? Tội nghiệp đã tạo trong đời này của chúng ta, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm, nghĩ xem họ có hay không? Họ không có. Họ một lòng một dạ niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh Độ, đối với thế gian này không hề có một chút lưu luyến gì, không hề có một chút tham chấp nào, cho nên họ đã thành công.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm