Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 08/08/2022, 13:10 PM

Con bất hiếu với cha mẹ thì phải nhận những quả báo gì?

Trong kinh Hạnh Phúc, Đức Phật dạy rằng: “Phụng dưỡng cha mẹ là vận may tối thượng”. Những người con có hiếu, phụng dưỡng cha mẹ thì được phước báo tốt đẹp; ngược lại những người bất hiếu với cha mẹ thì có quả báo không tốt.

Vậy quả báo ấy là gì?

Từ lời Đức Phật dạy trong kinh Nghiệp báo sai biệt, Thầy Thích Trúc Thái Minh sẽ giảng giải một số quả báo của việc bất hiếu trong việc ứng xử với cha mẹ. 

1. Não loạn cha mẹ, khiến họ sinh tâm lo buồn bị quả báo nhiều bệnh tật 

Trong kinh Nghiệp báo sai biệt, Đức Phật có dạy: Người thường não loạn cha mẹ, khiến cho cha mẹ lo khổ, buồn rầu thì sau này bị nhiều bệnh tật. 

Cha mẹ là người dứt ruột sinh ra con, cho nên con là khúc ruột của cha mẹ. Cha mẹ yêu thương con vô cùng, nhìn thấy con bị đứt tay, chảy máu thôi thì cha mẹ đã rất đau xót, thấy con đau bệnh thì cha mẹ lo cuống cuồng, chạy thầy chạy thuốc đến mất ăn mất ngủ. 

Là con mà chúng ta không báo đáp được gì, lại còn làm cha mẹ đau khổ, phải suy nghĩ nhiều vì chúng ta bỏ học, ham chơi, lấy cắp tiền của cha mẹ, đánh nhau với bạn bè, hỗn láo với các thầy cô. Cha mẹ khổ ngày khổ đêm thì cha mẹ cũng sinh bệnh. Do nhân chúng ta làm cha mẹ buồn rầu, khổ não vì mình, sau này chính chúng ta phải nhận quả báo bị nhiều bệnh tật.

Từ lúc còn nhỏ, Thầy chưa bao giờ làm cho cha mẹ phải sầu khổ. Thầy thấy mẹ buồn, cha sầu, Thầy rất lo lắng, thấy mẹ khóc là Thầy rất khổ tâm vì Thầy không bao giờ muốn nhìn thấy mẹ phải rơi nước mắt. Chúng ta muốn mình được khỏe mạnh thì chúng ta đừng làm cho cha mẹ phải lo buồn, sầu khổ.

2. Bất kính, xem thường cha mẹ bị quả báo xấu xí

Trong kinh Nghiệp báo sai biệt, Đức Phật dạy một trong những nhân khiến chúng sinh bị quả báo xấu xí là tâm không yêu kính cha mẹ.

Dù là con trai hay con gái thì ai cũng muốn mình đẹp. Tuy nhiên, nếu người nào không yêu kính cha mẹ của mình thì người ấy sẽ dần dần bị xấu xí đi. Chúng ta cứ để ý, bây giờ mình đang đẹp, đang xinh nhưng một thời gian sau khi mình cãi láo, bất kính bất hiếu với cha mẹ thì tự nhiên mình cũng sẽ dần bị xấu xí đi. 

toi-bat-hieu-voi-cha-me 1

Cây muốn mơn mởn xanh tươi, nó phải được ánh nắng, được dinh dưỡng, nếu cây không được ra nắng thì cây sẽ dần bạc màu, héo lá đi và sẽ chết. Cây tốt xanh, tươi đẹp cũng nhờ có ánh nắng mặt trời. 

Cha mẹ là ánh nắng mặt trời, tuôn chảy cho chúng ta biết bao nhiêu tình thương từ khi chúng ta còn nằm trong bụng mẹ mà chúng ta bất kính thì cũng như là chúng ta “cắt đứt” đi nguồn yêu thương ấy. Chúng ta xem thường, bất kính, hỗn láo với cha mẹ thì chắc chắn chúng ta sẽ không thể tốt đẹp được, đó là cái nhân để mình bị xấu xí. Vậy nên, nếu chúng ta phải tập yêu quý, thương kính cha mẹ thì chúng ta sẽ dần đẹp lên.

3. Uy thế nhỏ do tâm không quý kính hầu hạ cha mẹ

 Người có uy thế thì được mọi người nghe và tin theo lời họ nói; người nói ra nhưng không ai nghe, không ai tin, không được sự tôn trọng, yêu quý của mọi người là người không có uy thế. 

Đức Phật dạy rằng: Nếu người nào không có tâm quý kính và hầu hạ cha mẹ của mình thì cũng sẽ bị quả báo không có uy thế, không có uy tín. Đây là một trong những nhân khiến chúng sinh bị quả báo uy thế nhỏ. 

Hầu hạ cha mẹ là biết lo cơm nước, nấu nướng, giặt giũ quần áo, giúp việc đỡ đần cho cha mẹ; hay khi cha mẹ đau lưng, mỏi chân thì chúng ta bóp chân, đấm lưng, bóp vai cho cha mẹ. Ngày xưa khi chúng ta còn bé được cha mẹ bế kèo kẽo trên tay, chăm sóc từng chút một, rửa chân, thay tã cho chúng ta biết bao nhiêu lần, không nề hà vất vả nhưng bây giờ, chăm sóc, bóp chân, đấm lưng một chút cho cha mẹ thì chúng ta lại ngại ngùng, xấu hổ. 

Chúng ta nên tập giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà (ảnh minh họa)

Chúng ta nên tập giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà (ảnh minh họa)

Cha mẹ của Thầy đã gần 90 tuổi, lần nào về quê thăm cha mẹ, Thầy cũng bóp chân cho mẹ, đấm lưng cho cha. Cho nên, chăm sóc cho cha mẹ thì chúng ta không có gì phải ngại, phải tập những việc này, quan tâm, yêu quý cha mẹ là chúng ta đang vun bồi gốc của mình. Cha mẹ là gốc, chúng ta là ngọn. Cha mẹ là gốc hút chất dinh dưỡng để nuôi ngọn cây là chúng ta, thế mà chúng ta quên mất gốc, nếu gốc bị “chặt đứt” rồi thì ngọn cây không thể tươi tốt được. 

Đức Phật dạy: Người nào không biết cung kính, hầu hạ cha mẹ thì người ấy không có uy thế, uy tín, không được mọi người nể trọng. Do vậy, chúng ta hãy tập chăm sóc cha mẹ, thấy mẹ đi làm mệt thì bảo: “Mẹ ơi, mẹ vào đây, con bóp chân cho mẹ”, hay là “Bố ơi, bố nằm đây để con đấm lưng cho bố” thì bố, mẹ sẽ rất vui, rất hạnh phúc. Chúng ta đừng lười biếng vì được chăm sóc cha mẹ là một niềm hạnh phúc. Chúng ta tập chăm sóc cha mẹ như lời Đức Phật dạy: Ai quý kính, hầu hạ cha mẹ thì sẽ được phúc báo có uy thế lớn. Người có uy thế lớn mới có thể làm việc lớn được, chúng ta cần nhớ điều đó.  

4. Không kính trọng, vâng lời dạy của cha mẹ khiến sinh về dòng họ thấp hèn

Dòng họ thấp hèn là chúng ta tái sinh vào những dòng họ, gia đình thấp kém. Đức Phật dạy, có 10 nhân khiến chúng sinh bị quả báo sinh về dòng họ thấp kém, trong đó có nhân là không kính cha mẹ và không vâng lời dạy của cha mẹ. 

Ai không kính trọng cha mẹ, cũng không vâng lời dạy, cha mẹ bảo một đằng, mình lại làm một nẻo, cãi lời cha mẹ thì người ấy sinh ra sẽ phải vào gia đình, dòng họ thấp kém, không có danh giá. 

5. Nghèo khổ, ít tài sản do bớt xén tài sản của cha mẹ

Cắt giảm, bớt xén, trộm cắp tài sản của cha mẹ là một trong 10 nhân khiến chúng sinh bị nghèo khổ, ít tài sản mà Đức Phật dạy trong kinh Nghiệp báo sai biệt.

Hành vi trộm cắp tiền của cha mẹ hoặc bòn rút tài sản của cha mẹ: “Bố già rồi, bố xem cái tivi này đau mắt lắm, bố cho con đi”, “Bố già rồi, xe máy này bố đi dễ bị tai nạn lắm, bố để cho con”, sau đó khiêng tivi về nhà, xe máy của cha mẹ về nhà mình, đó là nhân khiến chúng ta bị nghèo, không có tài sản. 

Chúng ta nhớ bổn phận của mình là phải chăm sóc, nuôi dưỡng, lo lắng cho cha mẹ. Khi chúng ta còn bé, cha mẹ lo lắng, nuôi dưỡng; khi chúng ta lớn lên, trưởng thành, làm ra được tiền của thì chúng ta phải có bổn phận nuôi dưỡng cha mẹ. Dù lúc ấy cha mẹ đã già yếu, sức khỏe kém, chúng ta cũng không được bòn rút tài sản của cha mẹ. 

Cha mẹ cho chúng ta tài sản thì được, nhưng chúng ta không được bòn rút tài sản của cha mẹ. Chúng ta đi làm có tiền thì phải dành một phần để chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, dẫu cha mẹ có giàu có thì chúng ta cũng nên trích ra để biếu cha mẹ. Đó là tự mình có bổn phận trách nhiệm. Có người vừa học, vừa đi làm thêm, dạy thêm để kiếm thêm tiền, vừa tự mình trả học phí, trang trải cuộc sống, lại gửi thêm tiền về cho cha mẹ thì những người ấy xứng đáng là tấm gương tốt, là người có hiếu với cha mẹ, biết chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ thì tương lai người đó chắc chắn sẽ tốt đẹp. 

Chúng ta tập chăm sóc, yêu thương cha mẹ mình (ảnh minh họa)

Chúng ta tập chăm sóc, yêu thương cha mẹ mình (ảnh minh họa)

Cha mẹ suốt đời luôn yêu thương con, cho đến chết đi thì cha mẹ vẫn không hết tình yêu thương ấy, cho nên chúng ta phải thật yêu kính quý cha mẹ của mình, không được phụ bạc tình cảm thiêng liêng này. 

Cha mẹ tích góp tiền mỗi tháng mấy triệu để chuẩn bị lo việc gì quan trọng mà chúng ta trộm tiền đó thì cha mẹ sẽ rất khổ. Cho nên, quả báo nghèo khổ trong đó có một nguyên nhân là do chúng ta bất hiếu với cha mẹ, chẳng những không chăm sóc lại còn bòn rút, trộm cắp tài sản của cha mẹ. 

Đức Phật dạy, nếu chúng ta biết cung cấp tài sản nuôi dưỡng cha mẹ thì được phước báu, nhiều của cải. Có những người ban đầu họ rất nghèo nhưng họ rất có hiếu, rất tằn tiện, bớt phần ăn tiêu của mình, của chồng con mình để biếu cha, biếu mẹ. Do có tâm hiếu như vậy, được trời Phật độ trì cho, họ lại giàu có lên. Những người có hiếu với cha thì thường sau này sẽ có tài sản. Cho nên, chúng ta nhớ phải biết yêu thương cha mẹ.

Giây phút cha mẹ còn ở bên là những giây phút quý giá nhất của cuộc đời chúng ta. Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, mong sao ai ai cũng biết trân trọng, thương mẹ kính cha, làm tròn đạo hiếu như lời Đức Phật dạy để cha mẹ luôn luôn được hạnh phúc, an vui.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp

Kiến thức 19:30 04/11/2024

Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.

Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết

Kiến thức 13:30 04/11/2024

Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.

Xem thêm