Con chó có “Phật tánh” không?
Có người đến hỏi ngài Triệu Châu Tùng Thẩm: "Bạch Hòa thượng, con chó có Phật tánh không?"
Ngài đáp: "Không".
Ông hỏi tiếp:
"Tại sao trong Kinh nói ‘Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh’, mà riêng con chó không có Phật tánh?"
Ngài trả lời đơn giản: "Vì bị nghiệp thức che đậy cho nên nói không."
Con chó không thấy, không biết Phật tánh, tuy có mà cũng như không.
Có người khác đến hỏi:
"Bạch Hòa thượng, con chó có Phật tánh không?"
Ngài đáp: "Có"
Ông ấy lại hỏi:
"Đã có Phật tánh, vì sao chui vào đãy da nhơ nhớp như vậy?"
Ngài trả lời:
"Vì biết mà cố phạm."
Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tại sao phải tu?
Biết là trí tuệ, là Phật tánh, mà không tránh lỗi nên phải đọa làm thú chui vào đãy da.
Giá trị của Thiền sư là tùy trình độ của người hỏi, biết trả lời thế nào cho hợp lý đừng để sai lầm.
Như vậy nghiệp đối với người liễu đạo không thật có, cho nên nói bản lai không.
Thân là huyễn hóa, vọng tưởng là hư ảo thì nghiệp làm sao thật được, chỉ là duyên hợp giả có, có gì là quan trọng.
Đối với người chưa liễu đạo thì thân thật, tâm cũng thật, thì nghiệp làm sao không thật được!
Đến trần cảnh bên ngoài là thật có hay là không?
Ví như cái bàn ở trước mặt chúng ta là có hay là không? Với con mắt phàm tục thì cái bàn là thật có.
Nhưng với con mắt trí tuệ Bát-nhã thì cái bàn thể tánh là không, do duyên hợp giả có.
Như hiện nay chúng tôi đưa bàn tay lên, rồi co năm ngón lại thành nắm tay.
Như vậy nắm tay này là có hay là không?
Khi chưa co năm ngón lại thì nắm tay không có.
Khi năm ngón tay co lại thì gọi đó là nắm tay.
Trong nắm tay này phân tích mỗi ngón rời nhau cũng không có nắm tay.
Thể của nắm tay là không, do duyên hợp giả có, khi đủ duyên thì hợp, khi thiếu duyên thì tan, không có gì là thật.
Các sự vật ở đời này là như vậy, thể tánh là không, duyên hợp giả có. Như cái bàn này do nhiều miếng gỗ rời rạc hợp lại, đóng đinh vào thành cái bàn.
Đó là tướng duyên hợp, còn thể tánh nguyên là không.
Như thế từ nắm tay, cái bàn đến tất cả sự vật hiện có hình tướng ở thế gian này, đều là tướng duyên hợp, thể tánh là không.
Bởi tánh không, duyên hợp giả có, cho nên kinh Kim Cang nói :
"Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai".
Phàm tất cả cái gì có hình tướng đều là hư giả, nếu ngay các tướng mà thấy không thật tức là thấy Phật.
Nếu thấy rõ như vậy là chúng ta thấy bằng trí tuệ Bát-nhã.
Trí tuệ Bát-nhã tức là giác, giác tức là Phật.
Từ sự vật cho đến thời gian không gian cũng không có cái gì là thật.
Về thời gian chúng ta đã đặt ra thời quá khứ, thời hiện tại, thời vị lai.
Khái niệm về thời gian được căn cứ trên sự quay của trái đất, rồi phân định ra ngày tháng năm, thời tiết v.v…
Như vậy thời gian không có thật, huống nữa là trên thời gian không thật đó lại đặt ra ngày giờ tốt xấu v.v…
Trên cái mê thêm một lớp mê khác, trên cái lầm thêm một lớp lầm nữa, thành tập quán quen thuộc ngàn đời không dám bỏ.
Cho đến việc gầy dựng gia đình, xây cất nhà cửa cũng phải coi ngày tốt xấu.
Nhất là các Phật tử, trước khi làm việc gì cũng đến chùa nhờ thầy cô xem lịch, lựa ngày tốt cho công việc được tốt đẹp.
Nhưng thử hỏi có gia đình nào nhờ xem lịch mà được hạnh phúc suốt đời hay không?
Có nhà cửa nào nhờ xem lịch mà suốt đời không bị hư hao hay không?
Đó rõ ràng là chuyện vô thường ở thế gian.
Chúng ta phải gan dạ thấy lẽ thật ấy, dùng trí tuệ mà tìm ra lẽ thật, không nên tin tưởng một cách mù quáng, vì đạo Phật là đạo giác ngộ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm