Thứ bảy, 16/10/2021, 12:33 PM

Nuôi dưỡng Phật tánh

Mỗi lần nấu ăn, người đầu bếp luôn phải thận trọng nêm nếm gia vị sao cho cân bằng, phù hợp hương vị đặc trưng của từng món ăn. Cũng vậy, đối với sự cân bằng giữa thân và tâm sao cho hợp thời, đúng chỗ là điều rất quan trọng.

Nội tâm trong lành, thanh khiết sẽ giúp đời sống của những người con Phật trở nên an bình, tự tại...

Nội tâm trong lành, thanh khiết sẽ giúp đời sống của những người con Phật trở nên an bình, tự tại...

Phật tánh là gì?

Và làm sao để biết thân tâm này đang cân bằng? Đó là khi các căn tiếp xúc với các trần ở bên ngoài, từ suy nghĩ cho đến hành động đều là những ý nghĩ tốt, những lời hòa nhã, từ ái, không gây phiền não cho người cũng như làm những việc lành có ích cho mình và người. Đó chính là giữ gìn ba nghiệp thanh tịnh. Khi ba nghiệp thanh tịnh, không làm tổn hại mình và người tức là ta đang tu, đang bảo hộ cho chính mình và người khỏi những nghiệp bất thiện xảy ra.

Nhưng làm sao để tránh khỏi tâm không bị phiền não khi tiếp xúc các duyên bên ngoài, cũng như làm sao để không bị ướt khi đi trong mưa? Không dễ dàng chút nào. Người tu tập thiền định cũng giống như người đang quét rác, họ sẽ gom rác phiền não xung quanh về lại một chỗ và nhận biết các loại rác phiền não bằng việc đoạn trừ năm triền cái để thành tựu năm thiền chi. Nhận biết nếu là rác hôn trầm, thụy miên thì sẽ dùng “tầm” để đối trị, rác nghi hoặc thì dùng “tứ” để đối trị, rác sân giận dùng “hỷ” đối trị, rác trạo cử dùng “lạc” đối trị, rác tham dục dùng “nhất tâm” đối trị. Sau khi đã gom rác lại một chỗ, họ sẽ hốt lần lần, dùng lửa trí tuệ đốt nó, những phiền muộn trong tâm trí lúc này sẽ dần dần rơi rụng, như giọt nước không bám được vào lá sen. Đến một lúc nào đó khi chánh niệm chuyên cần, thân tâm sẽ trở về trạng thái khinh an, hỷ lạc.

Thế giới này vô thường, vô ngã, bản chất của nó là tự nhiên, không phải khổ. Mà buồn vui, thương ghét, khổ đau... là do chúng ta tiếp nhận nó ở tâm ưa ghét, phân biệt, đối đãi. Vậy nên, khi ngồi yên lại, xa lìa những trạng thái cảm thọ ấy, chú tâm vào đối tượng ở một chỗ như hơi thở để trở về trạng thái tĩnh lặng như hồ nước. Lúc này đây, tâm chúng ta sẽ trong sáng trở lại nhờ việc thanh tịnh tam nghiệp, như mặt hồ trong suốt sẽ thấy rõ mọi vật xung quanh. Trong hồ nước tâm này, ta sẽ nhìn rõ chính mình hơn.

Nếu chúng ta tham đắm ngũ dục như hồ nước bị phủ đầy rong rêu, tất nhiên sẽ không thể thấy rõ mặt mình. Nếu sân hận như nước bị khuấy động bởi những con sóng nhấp nhô, chúng ta cũng sẽ không thấy rõ mặt mình, hoặc hồ nước bị nhiễm ô bởi tâm si mê cũng sẽ không thể nào thấy rõ mặt mình. Muốn nhìn rõ mặt mình, không chi bằng “gạn đục khơi trong” bằng cách thiền tập tu giới, định, tuệ vậy. Bằng ba pháp văn, tư, tu một cách chân chánh; nhận biết rõ các pháp thế gian đều là khổ, nguồn gốc của khổ, sự hoại diệt của khổ và con đường Bát chánh đạo là sự đoạn diệt khổ.

Tất cả chúng sinh đều có Phật tính

Không những thực tập lúc đang ngồi thiền, mà việc chú tâm vào đối tượng mọi lúc mọi nơi trong công việc ở tứ oai nghi hằng ngày cũng chính là cách thực tập giải thoát. Bởi lẽ, giới chính là phòng hộ các căn, đình chỉ các việc ác, dẫn đến sự an trú trong định và phát sanh trí tuệ. Như cây đèn được bảo vệ bởi lọng che tượng trưng cho giới, nuôi dưỡng tâm thiện bên trong như một chất dầu thắp lên ngọn lửa trí tuệ, đốt cháy mọi phiền não uế trược, rốt ráo sau cùng trở về với Phật tánh một cách sáng suốt. Đó chính là chất liệu sống giữa thân và tâm cho chính mình và người vậy.

Việc tu tập thiền định để nuôi dưỡng tâm hồn, như thành bình chứa đựng dầu không bị tan chảy bởi phóng dật và là chất liệu thiết yếu của định để phát sanh trí tuệ nhưng không thể thiếu việc giữ giới, như dùng lọng ngăn che ngọn lửa trí tuệ không bị các trần bên ngoài làm dập tắt hoặc hủy hoại được. Vì thế, tầm quan trọng ở việc giữ giới là điều tối yếu và là nền tảng để được định và phát sanh trí tuệ. Nội tâm trong lành, thanh khiết sẽ giúp đời sống của những người con Phật trở nên an bình, tự tại, thong dong giữa cuộc đời đầy biến động khổ đau. Hãy phất lên ngọn cờ bất tử và thưởng trọn ánh trăng viên minh bàng bạc giữa không gian mê hoặc này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm