Con đường tu tập đúng đắn nhất theo sự hiểu biết của tôi
Phương pháp tôi đang tu hành không chú trọng đến hình thức, mà chỉ nhắm vào việc kiểm soát thường xuyên quan niệm của bản thân mình, đối với những người chung quanh. Phải tự xét mình, kiểm soát tư tưởng của mình từng ngày, từng giờ, rồi suy ngẫm về bản ngã, chân ngã.
“Đó là con đường đúng đắn và đến giờ nhìn lại tôi vẫn mỉm cười vì đã chọn nó. Tôi muốn cảm ơn mình ngày đó đã kiên định với giấc mơ đẹp đẽ này”.
Như các bạn đã biết, bước đi trên đường đạo có rất nhiều phương pháp tu hành tùy theo quan niệm cá nhân, hoàn cảnh xã hội chung quanh, tôn giáo… Nhưng tất cả đều nhắm mục đích chung là giải thoát. Tôi không quan niệm một phương pháp nào, mà để mỗi cá nhân tùy theo sở thích lựa chọn. Tôi chỉ khuyên mọi người sáng suốt kiểm soát cách thức tu hành để tránh các sai lầm thông thường. Như các bạn thấy, trên các con tàu lướt sóng ngoài biển khơi bao la, cứ khoảng nửa giờ vị thuyền trưởng phải nhìn vào bản đồ, xem la bàn, đo phương hướng để xác định vị trí con tàu. Biết mình ở đâu và đi đến đâu là câu hỏi quan trọng của mọi người trên đường đạo. Việc tu hành cũng thế, người tu lúc nào cũng phải luôn luôn tự hỏi về mình, để kịp thời sửa sai các lỗi lầm thông thường vì sai một ly đi một dặm. Khi con tàu rời bến, một lỗi lầm nhỏ từ khởi điểm có thể làm con tàu đi xa vài chục hải lý.
Đường tu cũng thế, một ý niệm sai lầm có thể khiến ta đi vào tà đạo lúc nào không hay. Phương pháp tôi đang tu hành không chú trọng đến hình thức, mà chỉ nhắm vào việc kiểm soát thường xuyên quan niệm của bản thân mình, đối với những người chung quanh. Phải tự xét mình, kiểm soát tư tưởng của mình từng ngày, từng giờ, rồi suy ngẫm về bản ngã, chân ngã.
Con đường tu tập của Bồ Tát như thế nào?
Kinh Veda chép: “Ta không phải là xác thân vật chất này, mà là một linh hồn cao quý, trường tồn, một điểm linh quang của Thượng đế”. Nói dễ hiểu hơn, con người là một linh hồn bất diệt còn thể xác là một dụng cụ thô sơ, tạm thời. Người hiểu đạo là người ân cần, lo lắng cho linh hồn hơn là cái xác thân tạm bợ. Chân lý này giúp cho người tu tránh các tội ác, các phiền não, vì đa số mọi người đều lầm tưởng mình là xác thân nên lo lắng, chiều chuộng nó đủ điều. Để cho xác thân được sung sướng họ đã không ngần ngại giết nhau, làm hại nhau, lừa lẫn nhau, tóm lại tất cả những gì xấu xa, tồi bại.
Nếu ý thức được chân lý này thì ai lại còn vơ vét của cải, vật chất làm gì, vì các thứ đó đâu có ích lợi cho linh hồn. Người hiểu biết đường đạo ý thức linh hồn là ta, là người làm chủ, còn xác thân chỉ là con ngựa để ta cưỡi đi trên đường. Người chưa hiểu biết nhận mình là con ngựa và cố gắng thỏa mãn các nhu cầu của nó. Họ không ý thức mình là tay kỵ mã kiêu hùng bất diệt, mà cam chịu thân phận con vật yếu hèn, chịu sự chi phối của không gian và thời gian. Căn bản đầu tiên của người đi trên đường đạo là ý thức mình, duyệt xét đường đi của mình để tìm một lối tu thân hợp lý. “Ta và người tuy bề ngoài khác biệt, nhưng thực sự bên trong lại như nhau, bởi tất cả đều cùng chung một nguồn gốc mà ra”. Hay đức Phật cũng đã từng dạy: “Nhất thiết chúng sanh, giai hữu Phật tánh, giai kham tác Phật” Kinh Veda. Chân lý này cho thấy chúng ta đều là hoa trái của một cái cây, cùng chung một gốc, bề ngoài tuy khác, nhưng bề trong tất cả đều là con của Phật. Nếu ý thức được chân lý này thì ai lại còn giận hờn, oán thù, ghen ghét nhau. Có khi nào tay mặt lại cầm dao chém tay trái, có khi nào anh em lại thù nghịch, hãm hại lẫn nhau.
Con đường tu tập của vợ chồng Phật tử Công Vinh - Thủy Tiên
Sự khác biệt giữa con người là do mức tiến hóa khác nhau qua các kiếp sống. Có khi nào ta thù ghét một kẻ kém ta đâu? Suy luận rằng “vạn vật đồng nhất”, ta sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác, vì họ không hiểu biết, không ý thức hành động của mình, vả lại họ và ta có khác nhau đâu.
Khi hiểu rằng “nhất bổn tám vạn thù”, ta nhìn vạn vật như chính mình, từ loài người qua loài thú, thảo mộc, kim thạch, và ý thức rằng mọi vật đều có sự sống, đều có Phật tánh ngự trị ở trong. Ta sẽ bỏ thành kiến, mở rộng lòng thương đến muôn loài. Người tu là người sống thuận hòa với mình và mọi người, sống an lạc với vạn vật trong vũ trụ, sống hòa hợp với thiên nhiên một cách ung dung tự tại. Đó là con đường tu đúng đắn nhất, theo sự hiểu biết của tự thân mà tôi đang hành trì mỗi ngày.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm