Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 13/09/2024, 09:10 AM

Con khỉ tu luyện thành Phật

Tôi cùng anh bạn đến một trường học để thực hiện buổi tọa đàm. Tôi chủ yếu nói về trà đạo và làm thế nào cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống với các em học sinh phía dưới. Trà đạo, cũng là đạo lý học làm người. Đồng thời, tôi đã tìm anh bạn là nhà văn làm khách mời đặc biệt.

Đến khâu giao lưu hỏi đáp với các em học sinh. Có một nam sinh đứng dậy nói, hứng thú và sở thích của em rất rộng, nhưng phần lớn không kiên trì tiếp được.

Nam sinh nói về bản thân: “Cái gì em cũng chỉ được vài ba ngày, sau một thời gian chán là em bỏ dở. Thưa cô, cô có thể mách bảo em làm thế nào kiên trì tiếp không?”.

Anh bạn nhà văn hỏi nam sinh này: “Em có những hứng thú và sở thích gì?” Nam sinh đáp: “Đàn ghi-ta, vẽ tranh, hát, chạy bộ ạ!” Anh bạn liền hỏi tiếp: “Thường ngày em có bạn thân nào không?” Nam sinh đáp: “Có ạ, có một người anh em tốt, hôm nay cũng đến nghe tọa đàm về trà đạo.” Anh bạn liền mời cậu bạn của nam sinh này đứng lên, hỏi một vài chi tiết: “Người anh em tốt của em làm việc thiếu nghị lực, em có thể giúp bạn ấy. Chẳng hạn giám sát đôn đốc bạn ấy. Khi học tập một mình tương đối biếng nhác, nếu có người giám sát đôn đốc lẫn nhau thì có thể thúc đẩy nhau tiến bộ. Thường ngày hai em làm gì với nhau?”

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Kết quả, cậu bạn kia cười, trả lời: “Thế thì chắc chắn bạn ấy sẽ đuổi em ra khỏi phòng ký túc xá mất thôi. Thường ngày bọn em chơi game với nhau.” Anh bạn cũng bị chọc cho bật cười. Anh hỏi nam sinh nêu câu hỏi lúc đầu: “Nếu người anh em tốt của em luôn quản em, ép em kiên trì, em sẽ đuổi bạn ấy ra khỏi phòng ký túc xá thật chứ?” Nam sinh ấy đáp: “Cũng không đến nỗi thế! Có điều, em nghĩ em sẽ nghỉ chơi với bạn ấy.”

Anh bạn bất lực: “Điều quan trọng nhất trong đời người chẳng qua là kỷ luật tự giác và kỷ luật ép buộc. Nếu em không muốn chọn kỷ luật ép buộc thì chỉ còn lại kỷ luật tự giác. Có thứ gì em đặc biệt tiếc rẻ, đặc biệt để tâm không?” Nam sinh đáp: “Có lẽ là tiền.” Anh bạn nói: “Thế thì, em hãy giao năm trăm đồng cho tôi làm tiền cược, em kiên trì học xong một thứ, tôi sẽ trả lại cho em.” Nam sinh trả lời: “Em không giao tiền đâu, em tiếc lắm.” Mọi người trong phòng lập tức cười ồ lên.

Anh bạn cười ha hả: “Điều đó chứng tỏ em vốn không muốn kiên trì! Không sao, lúc nào em muốn, hãy nhờ bạn cùng phòng theo dõi em chặt chẽ, hoặc em đến tìm tôi, đưa cho tôi năm trăm đồng nhé.” Đối mặt với nam sinh cực kỳ cố chấp như thế, dường như anh bạn tôi cũng bó tay. Nhưng hiển nhiên, đây không phải là tổn thất của anh.

Trong Tây du ký có một điển hình.

Tôn Ngộ Không không chịu nổi quản giáo, bị sư phụ Tam Tạng đuổi đi. Tôn Ngộ Không tức giận, “bãi công” không làm nữa. Nhớ đến lúc ban đầu luôn mồm nói phải bảo vệ Đường Tăng đến Tây Thiên thỉnh kinh, tu thành chính quả, nhưng kết quả lại bỏ dở giữa chừng, Tôn Ngộ Không tâm tình buồn bực liền chạy đi tìm lão Long vương uống trà.

Lão Long vương bèn khuyên vị Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không rằng: thoải mái thì không có thành tựu, có thành tựu thì không thoải mái, muốn có một phen thành tựu thì phải chịu quản thúc, theo Đường Tam Tạng tu hành, nếu không ngươi vẫn là một con khỉ hoang dại lang thang bốn bể, mãi không tu thành chính quả. Tôn Ngộ Không bừng tỉnh ngộ, lĩnh hội được đạo lý này, thay đổi ý định, muốn chủ động tìm sư phụ nhận lỗi, mong được giữ lại, tiếp tục cùng đi thỉnh kinh. Nhưng y lại ngại cứ thế trở về thì mất mặt lắm.

Lúc bấy giờ Quan Âm Bồ tát hiện thân, khuyên nhủ: “Đi cho sớm, đừng bỏ lỡ!” Lần này, Tôn Ngộ Không đã nghe lời.

Chỗ sâu xa huyền diệu của thiền pháp là không tách rời cuộc sống thường ngày. Khởi tâm động niệm của chúng ta quyết định cơ hội nhân duyên của chúng ta.

Nào ai bằng lòng chịu khổ chịu mệt kia chứ? Thích an nhàn, không thích vất vả sẽ thoải mái hơn. Nhưng trạng thái thoải mái thì không hưởng thụ được niềm vui cao hơn, không giúp được bản thân trở nên hoàn thiện hơn. Thời gian lâu rồi, con người cũng phí hoài, hai mươi mấy tuổi chẳng kiên trì việc gì cả, lúc ba mươi, bốn mươi tuổi mở miệng là oán trách, cho rằng mọi thứ đều là lỗi của xã hội, cảm thấy bản thân có tài mà không gặp vận. Chỉ là khởi tâm động niệm, có tâm niệm tốt vẫn chưa đủ. Giống như nam sinh nọ học tập, trông có vẻ hứng thú rộng rãi, nhưng nhiệt tình được chốc lát, chẳng bao lâu đã uể oải lơi lỏng. Hứng thú và sở thích ngược lại là thứ không quan trọng nhất, thậm chí tài hoa và năng khiếu cũng không phải là thứ quan trọng nhất. Điều quan trọng nhất là ý chí vững vàng.

Tâm niệm của con người luôn dao động bất định. Nhân lúc ý chí của mình còn tích cực cầu tiến, sớm chủ động thêm vào ràng buộc cho bản thân. Khi bản thân không đủ kiên định, có thể nhờ cậy sức mạnh bên ngoài.

Đọc một cuốn sách “khó nhằn”, độc giả sẽ học được thứ có ích thật sự. Kết giao một người bạn tốt có ý chí kiên định, giám sát đôn đốc bạn làm việc. Tìm cho mình một người thầy, nghiêm túc quản giáo bản thân, có thể dẫn dắt mình đi đến thành tựu cao hơn.

Bộ phim truyền hình Tây Du Ký có sự cải biên đối với nguyên tác, đặc biệt làm nổi bật một đoạn đối thoại, tương đối có trí tuệ lớn. Sau khi Tôn Ngộ Không và Đường Tam Tạng đều tu thành Phật, bản thân Tôn Ngộ Không vẫn không biết trên đầu đã không còn chiếc vòng kim cô kia, còn năn nỉ sư phụ niệm chú nới lỏng. Tam Tạng cười đáp, con sờ đầu mình thử xem.

Trong nguyên tác, nguyên văn là: “Lúc đó chỉ vì con khó quản, nên dùng cách này để kiểm soát. Nay đã thành Phật, đương nhiên vòng mất đi rồi, đâu có lý còn ở trên đầu con! Con sờ xem.”

Giai đoạn sau của hành trình thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không trở nên thông minh hiểu biết, thấu chuyện đời, khoan hòa có tình người, không còn kẻ tính tình nóng nảy hấp tấp, làm việc lỗ mãng, thích khoe khoang, gây họa khắp nơi năm xưa.

Điều này giống như người thưởng trà, phải nhắc nhở bản thân tuân theo quy củ, hai tay dâng trà cho người khác, lâu ngày, tự nhiên quen lễ phép, nhường nhịn, có lòng khiêm tốn. Gần gũi với người, người ta cũng vui lòng giúp bạn. Cũng giống như người học đàn piano, thời thơ ấu cần mẫn luyện đàn, cảm thấy đau khổ, nhiều năm tích lũy công lực, đã thuộc làu bản nhạc, động tác của ngón tay vô cùng thành thạo, đầu ngón tay và nốt nhạc giai điệu phối hợp nhịp nhàng có thể biểu đạt nghệ thuật một cách tự do tùy theo tâm ý. Thời khắc ấy, họ đã có được tự do thật sự.

Một con khỉ ngỗ ngược khó thuần phục, phóng túng không chịu gò bó cũng có thể luyện thành Phật, chúng sinh ra đã hình hài con người, nên đối đãi với bản thân thế nào, không nói cũng rõ.

Lý Lê viết

Thẩm Gia Kha giám chế 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người niệm Phật phải làm gì khi nhìn thấy Phật?

Kiến thức 22:05 17/09/2024

Người niệm Phật có người thấy Phật A Di Đà, người trong mộng thấy Phật rất nhiều, người trong định thấy Phật cũng rất nhiều. Niệm Phật. Ở trong niệm Phật đường lúc chỉ tịnh, tức là lúc ngồi xuống niệm Phật, vào lúc này cũng có người thấy Phật, thấy hoa sen, thấy thế giới Tây Phương Cực Lạc, có cái tình hình này.

Khi chúng sanh gặp nạn Phật Bồ Tát có đến cứu giúp không?

Kiến thức 17:00 17/09/2024

Khi chúng sanh gặp nạn thì chư Phật Bồ Tát có đến cứu giúp hay không? Chư Phật Bồ Tát giúp đỡ thì tại vì sao họ còn bị tai nạn lớn đến như vậy?

Không trộm cắp được thành tựu 10 loại quả báo thù thắng

Kiến thức 10:45 17/09/2024

Thế Tôn vì chúng ta khai thị mười loại quả báo thù thắng của không trộm cắp: Của cải đầy dẫy, nhiều người thương mến, chết sanh lên cõi trời…

Lời ái ngữ

Kiến thức 10:17 17/09/2024

Trong cuộc sống, lời nói là một trong những yếu tố tạo nên nhân cách của con người, nhằm giúp ta thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Thông qua lời nói, con người có thể gởi gắm cho nhau những tâm tư tình cảm, những niềm vui nỗi buồn.

Xem thêm