Con người mình chính là nghiệp do mình tạo ra
Thưa Thầy cái nghiệp nó trú ở đâu hả Thầy? Nó trú ở đâu mà nó lại sinh ra quả biểu hiện trong đời sống của mình như vậy ạ?
Trả lời:
Sự vận hành của vũ trụ này bị chi phối bởi năm định luật:
Utu niyama (thời tiết).
Bija niyama (giống loại)
Dhamma niyama (vật lý, quang học, hoá học, sinh học...
Citta niyama (tâm)
Kamma niyama (nghiệp)
Chúng sinh vô tri do duyên tự nhiên sinh ra là chính, chúng sinh hữu thức do nhân tạo tác sinh ra là chính, nên mới phân biệt 2 nhóm chúng sinh hữu tình và chúng sinh vô tình.
Chúng sinh vô tình được vận hành bởi 3 quy luật đầu là Utu niyama, Bija niyama và Dhamma niyama. Chúng sinh hữu tình ngoài 3 quy luật ấy còn bị chi phối bởi 2 quy luật Citta niyama là luật về tâm và Kamma niyama chính là nghiệp.
Nghiệp xuất phát từ nhận thức & hành vi của mỗi người.
Thầy lấy lại ví dụ nấu ăn: trong bếp vốn chỉ có chừng đó nguyên liệu vật thực và gia vị, giờ người này vô bếp thì trộn bột, trứng, đường, muối ra cái bánh hình tròn, người kia vô bếp cũng trộn bột, trứng, đường, muối nhưng lại ra cái bánh hình vuông, người nọ vô bếp thì lại làm ra cái bánh màu xanh, người khác nữa vô bếp lại ra với cái bánh màu đỏ. Mỗi người tạo tác ra một cái bánh của mình, cái bánh của mỗi người mỗi khác.
Thực ra con người mình chính là cái bánh do mình tạo ra, mỗi người đang tạo ra cái bánh là chính mình, cái bánh ấy chính là nhận thức & hành vi của mình hàng ngày. Quá trình tạo nghiệp nơi mỗi người có thể hình dung như vậy.
Chính nhờ những nghiệp ấy mà mình học ra được, thấy ra được cái gì là đúng với sự thật, đúng với sự vận hành của Pháp, còn cái gì là do bản ngã tạo ra. Cùng với sự phát triển của nhận thức, thì hành vi nơi mình cũng sẽ tự điều chỉnh ngày càng thuận pháp hơn. Và cứ như vậy điều chỉnh dần dần cho đến khi nhận thức & hành vi nơi mình hoàn toàn nhập vào “dòng pháp”.
Tu học là quá trình liên tục điều chỉnh nhận thức & hành vi cho tới khi:
Nhận thức là Chánh kiến-Chánh tư duy.
Hành động của thân là Chánh ngữ-Chánh nghiệp-Chánh mạng.
Hành động của tâm là Chánh tinh tấn-Chánh niệm-Chánh định.
Khi Bái Chánh Đạo được hoàn chỉnh tức là nhận thức & hành vi đều được hoàn hảo thì gọi là Minh Hạnh Túc.
Đúng là nghiệp của mỗi người do chính người ấy tạo ra, nhưng đừng có lo, vì nghiệp chính là bài học để điều chỉnh nhận thức và hành vi cho đến khi hoàn hảo.
Có một điều rất thú vị, là mỗi người được hoàn toàn tự do chọn con đường tu học, chọn cách học của mình.
Nếu hình dung sự thật hay chân lý là một công viên thật lớn, nó có rất nhiều đường đi vào, thì một người có thể đi vào từ hướng Tây, rồi đi khám phá cái này cái kia trong công viên, kiếp sau lại đi vào từ hướng Đông để khám phá một con đường khác, rồi kiếp sau nữa lại đi vào bằng một lối khác hẳn để tiếp tục khám phá cái công viên… Cứ như vậy qua vô số kiếp sống & khám phá để thấy ra và thông suốt hết toàn bộ cái "công viên chân lý" ấy tức hoàn toàn giác ngộ.
Mỗi người đều có quyền khởi đầu việc tu học bằng chính nghiệp của mình. Thích con đường nào thì cứ đi theo ngả đó.
Anh A bị hoa hồng dẫn dụ thì đi theo ngả A, cô B bị hoa cúc dẫn dụ thì đi theo ngả B. Chính nghiệp dẫn dụ và thu hút khuyến khích mỗi người khám phá, cho đến khi khám phá ra hết mọi sự thật về chính mình và đời sống thì gọi là bậc toàn giác.
Nên đừng có lo lắng về nghiệp, cũng không cần phải trốn tránh đi đâu, mà chỉ cần trở về trọn vẹn tỉnh thức để thấy ra chính mình thôi. Còn mình đang là ở chỗ nào thì cứ học ra bài học ngay chỗ đó.
Trở về trọn vẹn tỉnh thức với thực tại thân-tâm chính là thiền rồi...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hiểu được mình để chấp nhận được khổ đau và hạnh phúc của mình
Phật giáo thường thức 08:00 27/12/2024Không có khả năng thương mình và chăm sóc chính mình thì chúng ta không thể giúp ai được cả.
Giác ngộ để làm gì? Giải thoát đi đâu?
Phật giáo thường thức 23:57 26/12/2024Kính thưa Thầy, như Thầy vừa chỉ dạy, cái dòng nhân-quả-nghiệp báo đó nó không có ngừng nghỉ, như cây mít thì chắc chắn sẽ ra trái mít. Nếu vậy thì con người mình có tu tập cách mấy thì cũng sẽ chỉ là con người mà thôi, không thể nào mà ra khỏi cái thân phận con người được.
Người Phật tử giữ năm giới để chặn đứng con đường tội lỗi
Phật giáo thường thức 17:28 26/12/2024Là đệ tử Phật, đi chùa, lạy Phật, tụng kinh liên miên, mà chưa giữ tròn năm giới thì thật là xấu hổ. Chúng ta giữ giới cho Phật hay cho mình?
Chuyện về màn cúng dàng kinh điển đẩy bà Thanh Đề xuống địa ngục
Phật giáo thường thức 16:04 26/12/2024Nghiệp của bà Thanh Đề, mẹ của tôn giả Mục Kiền Liên, chủ yếu bắt nguồn từ sự bỏn xẻn và đặc biệt là lòng hiểm ác. Chính vì những nghiệp này, bà bị đọa vào kiếp ngạ quỷ, trở thành quỷ đói.
Xem thêm