Thế nào là Phật tánh?

Thiền sư Ngưỡng Sơn đi đến chỗ Thiền sư Trung Ấp hỏi đạo: Bạch Hòa thượng, thế nào là Phật tánh?

Chúng ta tu thiền muốn tâm an thì đừng vướng mắc với sáu trần.

Tâm mình loạn là tại chạy theo sáu trần.

Nghe tiếng hoặc thấy hình sắc cứ ôn đi, ôn lại thành ra loạn.

Bây giờ, không vướng mắc với sáu trần thì tâm thanh tịnh.

Tâm thanh tịnh là tánh Phật.

Thiền sư Ngưỡng Sơn đi đến chỗ Thiền sư Trung Ấp hỏi đạo:

- Bạch Hòa thượng, thế nào là Phật tánh?

Ngài Trung Ấp đáp:

- Ta nói cho ông một ví dụ, nếu khéo ông sẽ nhận ra. Như có một con khỉ nhốt trong cái lồng sáu cửa, bên ngoài có con khỉ khác đứng kêu chéo, chéo. Con khỉ bên trong đáp lại chéo, chéo.

Ngài Ngưỡng Sơn liền thưa:

- Nếu con khỉ trong lồng ngủ thì sao?

Ngài Trung Ấp từ trên tòa bước xuống nắm vai Ngưỡng Sơn nói:

- Chúng ta thấy nhau rồi.

Đó là nghĩa Phật tánh.

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Thế nào là Phật tánh?  1

Quí vị hiểu không?

Con khỉ trong lồng là dụ cho tâm viên ý mã của mình. Tâm viên ý mã chạy theo sáu trần bên ngoài.

Vì vậy con khỉ ở ngoài chạy tới kêu thì con khỉ bên trong phản ứng lại. Chạy tới cửa nào kêu nó cũng phản ứng lại.

Như chúng ta đang ngồi thiền mà nghe tiếng la ở ngoài đường, lúc đó còn ngồi yên không? Vừa có tiếng là muốn đứng dậy rồi.

Rõ ràng nó phản ứng liền liền, bên ngoài vừa có tiếng động, trong này phản ứng ngay.

Bây giờ ngài Ngưỡng Sơn nói khi con khỉ trong chuồng ngủ thì sao?

Nó ngủ rồi thì bên ngoài kêu nó không trả lời.

Do đó ngài Trung Ấp bước xuống nắm vai nói “chúng ta thấy nhau rồi”.

Nghĩa Phật tánh là khi con khỉ trong lồng ngủ, nó không chạy theo tiếng gọi của con khỉ bên ngoài sáu cửa, lúc đó là Phật tánh.

Tâm chúng ta lặng không vướng mắc với sáu trần, đó là Phật tánh.

Quí vị muốn sống với Phật tánh khó hay dễ? Quí vị nói khó, nhưng tôi nói dễ.

Cái gì ở đầu non góc biển bảo mình tìm mới khó, còn cái này có sẵn nơi mình, chỉ đừng cho tâm khỉ vượn chạy nhảy lung tung theo bên ngoài thì thấy liền.

Quyền của ai làm việc đó? Có ngăn sông trở núi gì đâu.

Chuyện dễ như trở tay mà mình làm không được mới thật kỳ!

Thật ra Phật tử tu thấy khó là vì cái nhìn sai lầm.

Nếu chúng ta giác, biết rõ các pháp không thật đừng chạy theo, đừng chấp giữ nó nữa thì hết lầm.

Lúc đó hết việc rối rắm, con khỉ ngủ rồi.

Bây giờ thấy hình sắc đẹp nghe tiếng hay, chúng ta đuổi theo nên vướng mắc, hoặc những tiếng dữ dằn mình cũng đuổi theo, cứ đuổi theo thanh, hương, vị, xúc, pháp hoài, do đó tâm bất an.

Bây giờ không vướng mắc cái nào hết thì tâm tự an.

Quí vị ngồi đè tâm nhưng thấy cái gì cũng thật hết thì đè nổi không? Càng đè nó càng trỗi dậy mãi.

Bây giờ chỉ cần thấy tất cả các pháp không thật, ai kêu tên mình chửi cũng cười, ngồi thiền cứ ngồi.

Nếu đang ngồi thiền mà nghe chửi liền nổi nóng lên, còn ngồi được không?

Thấy thật là nó thúc đẩy, giục giã mình phải đứng dậy cự với người ta.

Cho nên chúng ta không nên bận lòng, không nên cố giữ gì cả, buông xả hết thì tâm thanh tịnh.

Trích trong: Sự tương quan giữa Bát Nhã và Thiền Tông.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

9 ân đức của Phật

Phật giáo thường thức 15:41 18/03/2025

Là người đệ tử Phật, không thể không biết đến 9 ân đức vô cùng tận của Đức Phật, nói một cách khác, Đức Phật có ba đức lớn, đó là Tịnh đức, Bi đức và Trí đức.

Làm thế nào để tận dụng thời gian mà tu hành?

Phật giáo thường thức 14:45 18/03/2025

Hỏi: Thưa Hòa thượng, lúc ở nhà làm thế nào để tận dụng thời gian mà tu hành?

Nẻo về của ý

Phật giáo thường thức 10:26 18/03/2025

Những bậc chân tu tiếp thu lời Phật và thực tập có kết quả, cho đến thời Phật giáo phát triển, chư vị Tổ sư đưa ra nhận thức mới và sự tu tập cũng có đổi mới, mà tiêu biểu là hai hệ thống triết học lớn trong Phật giáo là Pháp tánh học do Bồ tát Long Thọ xiển dương và Pháp tướng học do ngài Thế Thân triển khai.

Thực hành hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm trong bối cảnh công nghệ số

Phật giáo thường thức 09:57 18/03/2025

Quán chiếu sâu vào hạnh nguyện của Bồ-tát Quán Thế Âm, ta nhận ra rằng những biểu hiện của lòng từ bi và sự lắng nghe luôn hiện hữu trong đời sống. Hạnh lắng nghe của Ngài không chỉ là lắng nghe bằng tai mà còn bằng cả tâm, thấu hiểu ngay cả những điều chưa nói thành lời.

Xem thêm