Sự nghiệp của Bồ tát là gì?
Các vị phải nên hiểu, sự nghiệp Bồ Tát chính ở ngay trong đời sống hiện tại của chính mình, ở ngay trong nghề nghiệp trước mắt. Nếu như bạn là một người chủ gia đình, bạn gìn giữ gia đình này thì đó là sự nghiệp của bạn.
Sự nghiệp của Bồ Tát là gì? Hiện tại các vị không luận là ở nơi một nghề nghiệp nào, chỉ cần bạn giác mà không mê thì nghề nghiệp đó của bạn, sự nghiệp hiện tại đang làm đó chính là nghiệp của Bồ Tát. Sự nghiệp Bồ Tát cùng sự nghiệp của chúng ta không hề phân ra, là một, không phải hai.
Chúng ta nêu ra một thí dụ, bạn mở một tiệm buôn bán, mỗi ngày bạn buôn bán, đó là sự nghiệp của bạn. Trước khi bạn chưa học Phật, mục đích mở ra tiệm này là để kinh doanh kiếm tiền, cái lợi này đều là của riêng mình.
Hôm nay bạn học Phật rồi, làm Bồ Tát rồi, bạn mở tiệm này không phải vì chính mình, không vì mục đích kiếm lời, mà vì mục đích phục vụ đại chúng xã hội, vì thuận lợi mọi người, vậy thì tiệm đó của bạn chính là Bồ Tát nghiệp.
Không luận là nghề nghiệp nào, chỉ cần ta lợi dụng nghề nghiệp này để phục vụ xã hội, lợi dụng nghề nghiệp này để phục vụ chúng sanh, khiến cho tất cả chúng sanh được thuận lợi thì sự nghiệp này gọi là Bồ Tát nghiệp. Phật Bồ Tát cùng chúng sanh khác biệt chính là ở một niệm này, không có khác biệt gì khác.
Học theo hạnh của Bồ Tát Thường Bất Khinh
Cho dù chúng ta còn trẻ, còn đi học ở trường, đi học thì là Bồ Tát học trò, người học trò này quan niệm là “ta phải cố gắng nỗ lực học cho thật tốt”, lấy được học vị, tương lai từ nơi nghề nghiệp này phát huy cái mà chính mình đã học, vì đại chúng xã hội phục vụ, vì tất cả chúng sanh phục vụ, không vì cá nhân chiếm danh lợi thì chúng ta là học trò Bồ Tát, chúng ta đi học là sự nghiệp Bồ Tát.
Cho nên các vị phải nên hiểu, sự nghiệp Bồ Tát chính ở ngay trong đời sống hiện tại của chính mình, ở ngay trong nghề nghiệp trước mắt. Nếu như bạn là một người chủ gia đình, bạn gìn giữ gia đình này thì đó là sự nghiệp của bạn.
Bạn có thể đem gia gia đình này sắp đặt được rất tốt, có điều, có lý, có trật tự, làm cho người cả nhà bạn trải qua được rất thoải mái, rất tự tại, rất hoan hỉ, gia đình này làm ra tấm gương tốt cho tất cả mọi gia đình, sẽ ảnh hưởng đến người hàng xóm của bạn, ảnh hưởng đến trong thôn của bạn thì bạn là người chủ Bồ Tát.
Sự nghiệp của Bồ Tát không cần phải vào trong tự viện, mà chính ngay trong đời sống hiện tại của bạn, chính ngay trong công việc trước mắt của bạn, thậm chí đến đối nhân xử thế tiếp vật (hiện tại chúng ta gọi là thù đáp), chỉ cần một niệm của bạn, mỗi niệm vì lợi ích chúng sanh, mỗi niệm vì giúp đỡ tất cả chúng sanh giác ngộ, dẫn dắt tất cả chúng sanh học Phật thì đều gọi là Bồ Tát nghiệp.
Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 14.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự nghiệp của Bồ tát là gì?
Phật giáo thường thức 18:06 23/12/2024Các vị phải nên hiểu, sự nghiệp Bồ Tát chính ở ngay trong đời sống hiện tại của chính mình, ở ngay trong nghề nghiệp trước mắt. Nếu như bạn là một người chủ gia đình, bạn gìn giữ gia đình này thì đó là sự nghiệp của bạn.
Người chân thật tu hành sẽ an tâm trước tai nạn
Phật giáo thường thức 14:00 23/12/2024Những gì Phật giảng trong kinh Phổ Môn hay kinh Địa Tạng đều là lời chân thật, mỗi câu đều là chân ngữ thật ngữ!
Lòng từ bi vô lượng
Phật giáo thường thức 13:35 23/12/2024Cả cuộc đời Thầy thương chúng con, luôn làm việc quên thân, càng nghe pháp thoại và càng nghiền ngẫm hai quyển "Thực tại hiện tiền và sống trong thực tại, con càng cảm nhận và càng tôn kính lòng từ bi vô bờ bến của một đấng Bồ tát.
Cách hồi hướng công đức giúp cha mẹ tăng trưởng phước báo
Phật giáo thường thức 13:07 23/12/2024Khi ta phát tâm chân thực, vì cha mẹ và người thân mà tụng kinh, trì chú, niệm Phật và làm các việc phước thiện…rồi hồi hướng công đức ấy cho cha mẹ, thì đó gọi là đại hiếu.
Xem thêm