Công bố Bảo vật Quốc gia bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn
Sáng 25/2, tại chùa Côn Sơn (TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương) đã diễn ra lễ công bố Bảo vật Quốc gia đối với bộ tượng Tam thế Phật chùa Côn Sơn.
Cũng trong ngày hôm nay TP Chí Linh chính thức khai hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc; tưởng niệm 690 năm ngày viên tịch của Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả ( 1334 – 2024).
Chùa Côn Sơn – nơi lưu giữ bảo vật quốc gia
Chùa Côn Sơn thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc được khởi dựng từ cuối thế kỷ XIII, hoàn chỉnh ở thế kỷ XIV. Trong phật điện hiện còn lưu giữ những bộ tượng mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa nổi bật nhất là bộ Tam Thế Phật.
Pháp thân là cái thân chân thật, cái đạo thể, pháp tính. Diệu là đẹp, sáng, sạch, tinh tế, nhiệm màu, thoát khỏi phiền não. Thường trụ là luôn luôn tồn tại, lúc nào cũng thế, không lệ thuộc vào bất kể điều kiện nào, không sanh, không diệt, không thay đổi, không gián đoạn…Nghĩa là thời quá khứ, hiện tại, vị lai tồn tại vĩnh hằng không bị lệ thuộc vào hình, danh, sắc, tướng của thế giới hữu hình, không lệ thuộc vào không gian và thời gian.
Một ý nghĩa khác gắn với tên gọi của các vị Phật này là "Tam Thế Tam thiên Phật", bao gồm "Quá Khứ Thế" có 1.000 vị Phật khác nhau đứng chủ, “Hiện Tại Thế” cũng gồm 1.000 vị Phật khác, “Vị Lai Thế” có 1.000 vị. Như vậy, tượng Tam Thế tuy chỉ có ba pho nhưng tượng trưng cho 3.000 vị Phật, ở ba đại kiếp (mỗi đại kiếp tương ứng 1.344.000.000 năm) mà không nhằm chỉ đích danh một vị Phật nào.
Bộ tượng này phản ánh đầy đủ cấu trúc của hệ tượng Tam Thế vốn là bộ tượng quan trọng hàng đầu trong các điện thờ Phật ở miền Bắc Việt Nam.
Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn được tạo tác bằng gỗ, phủ sơn son, thếp vàng, gồm 3 phần: Thân tượng, tòa sen và bệ gỗ. Mỗi pho tượng cao từ 1,55-1,75m, nặng khoảng 100kg. Các pho tượng đều có những giá trị đặc biệt về lịch sử tạo dáng rất quý hiếm, là tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một phong cách, một thời kỳ lịch sử.
Kiến trúc tượng Phật độc đáo
Về nghệ thuật tạo hình, bộ tượng Tam Thế chùa Côn Sơn tiếp tục kế thừa phong cách tạo hình thời Mạc và tiêu biểu cho phong cách tạo hình tượng thời Lê trung hưng. Tượng được tạc với biểu tướng Sahasrâra (tướng trên đỉnh đầu) là khối cầu đứng độc lập. Kiểu thức tượng Sahasrâra dưới dạng một khối gần như tròn thường chỉ có ở tượng Phật thuộc “phong cách Mạc” (nửa cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII), hiện nay còn lại dưới 10 pho ở chùa Côn Sơn, chùa Thái Lai, Bà Tề (Hà Nội)... Tuy vậy, các tượng này vẫn đủ tư cách đại diện cho một phong cách riêng biệt, chưa chịu sự chi phối của hai dòng Phật pháp Tào Động và Lâm Tế, mà còn giữ được phong cách tạo tượng Phật từ thời Lý.
Đầu tượng có sọ trên nở, hàm thon hơn, mặt trái xoan. Theo một số nhà nghiên cứu dân tộc học mỹ thuật truyền thống, đây là một chi tiết để biểu hiện về sự phát triển cao độ của trí tuệ. Tóc tượng xoắn ốc, phủ đầy ở đầu và cả tóc mai xuống tới tận giữa tai, kín cả nhục kháo. Tượng có một bộ mặt mang nét chân dung chuẩn mực, gần gũi với khuôn mặt của người Ấn với sống mũi cao, thẳng, nguyệt mi cong, mắt nổi khối vồng, miệng cân phân đầy đặn, khóe miệng cong lên trên. Khuôn mặt có nhiều chi tiết thuộc về đạo mà vẫn hết sức đôn hậu, thanh tú. Đây là một khuôn mặt tự nhiên, chưa bị cường điệu để gắn với nhiều chi tiết cao quý do người thời sau thường áp đặt.
Thân tượng dày, ngực nở căng, bụng thon vừa phải, thế ngồi mềm mại, uyển chuyển, nhịp nhàng. Đặc biệt, áo cà sa như chỉ có một lớp và bó sát người như kế thừa từ phong cách nhà Lý.
Điều đặc biệt, Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn đó là chiếc áo cà sa kiểu quấn mảnh vải từ vai trái vắt chéo xuống sườn phải để hở hẳn bờ vai, cánh tay và nửa ngực phải. Hiện tượng trật vai phải của những pho tượng này như để biểu thị sự tôn kính bề trên mà ở đây là Phật kính pháp. Trong kho tàng nghệ thuật cổ Việt Nam, tượng Tam Thế chùa nào cũng có, hầu hết tượng Phật khoác áo cà sa che kín người, hai nửa cân nhau, gọi là Tăng già lê (gồm áo mặc trong, áo mặc giữa và áo mặc ngoài). Nhưng kiểu khoác áo cà sa như bộ tượng Tam Thế Phật ở chùa Côn Sơn thì rất hiếm, trên cả nước chỉ còn ở chùa Hiệp Thuận (Phúc Thọ, Hà Nội).
Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn là một trong không nhiều bộ tượng đẹp thời Lê trung hưng. Các pho tượng được chạm trổ rất kỹ, quan tâm tới từng chi tiết. Bộ tượng mang ý nghĩa về các lực lượng tự nhiên, phản ánh tục cầu mưa, cầu mùa, là khát vọng của người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ. Yếu tố dung dị phóng khoáng của tâm thức bản địa đã Việt hóa những khuôn mẫu tôn giáo, tạo nên sự dung hội văn hóa trong ngôi chùa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phước Long cổ tự tưởng niệm tổ khai sơn
Trong nước 21:42 31/10/2024Trong các ngày 30, 31-10 (28,29-9-Giáp Thìn), chùa Phước Long (thôn Phước Lý, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm tổ Tế Nhuận và khai chung.
Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá sau vụ cháy ở chùa Phổ Quang (Phú Thọ)
Trong nước 14:45 31/10/2024Sau vụ cháy chùa Phổ Quang, trong những ngày qua, người dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức lau dọn, vệ sinh ngôi chùa hơn 800 tuổi và gia cố bảo vật quốc gia.
Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM viếng tang Hòa thượng Thích Huệ Cảnh
Trong nước 14:00 30/10/2024Trưa nay, 29/10, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM do Hòa thượng Thích Lệ Trang, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM làm trưởng đoàn đã đến tổ đình Bửu Thạnh (TP.Thủ Đức) viếng tang Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức tân viên tịch.
Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức viên tịch
Trong nước 15:00 28/10/2024Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, viện chủ tổ đình Bửu Thạnh (P.Long Trường, TP.Thủ Đức, TP.HCM) vừa viên tịch.
Xem thêm