Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 25/06/2020, 09:00 AM

Công đức chiêm bái Phật tích

Chiêm bái Phật tích với lòng dâng trào xúc động, với tâm thành kính cúng dường, bằng sự phát nguyện nỗ lực tu tập là nhân của phước báo thù thắng cõi trời.

Chiêm ngưỡng Thích Ca Phật Đài - Phật tích nơi phố biển

Trước khi diệt độ, Đức Phật đã ban bố những di huấn quan trọng cho các đệ tử về sau nương tựa tu hành.

Dĩ nhiên nương tựa Pháp và Luật để thẳng tiến đến các Thánh quả giải thoát là tối cần nhưng không phải ai cũng làm được điều ấy. Để gieo trồng phước duyên với Phật và Thánh chúng, hàng đệ tử luôn tâm thành hướng vọng về bốn Thánh tích, tưởng nhớ đến nơi Phật đản sinh, nơi Phật thành đạo, nơi Phật chuyển pháp luân và nơi Phật nhập Niết-bàn. 

Không chỉ tưởng nhớ đến Thánh tích mà hàng đệ tử còn “hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ”. Tiếp tục nuôi dưỡng thiện tâm ấy cho đến ngày được đặt chân lên đất Phật, phủ phục trước Thánh địa linh thiêng, tâm xúc động nghẹn ngào, nghe ra pháp âm của Phật như vẫn còn đồng vọng. Chiêm bái Phật tích với lòng dâng trào xúc động, với tâm thành kính cúng dường, bằng sự phát nguyện nỗ lực tu tập là nhân của phước báo thù thắng cõi trời.

Không chỉ tưởng nhớ đến Thánh tích mà hàng đệ tử còn “hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ”.

Không chỉ tưởng nhớ đến Thánh tích mà hàng đệ tử còn “hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ”.

Thánh tích Phật giáo hơn 2 thiên niên kỷ được phát hiện tại quận Guntur

“Một thời Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt cùng với chúng Đại Tỳ-kheo.

(…) 

Bấy giờ, A-nan trịch áo bày vai phải, quỳ gối phải xuống đất, bạch Phật:

- Thế Tôn, hiện nay các Sa-môn khắp bốn phương, gồm những vị kỳ cựu đa văn, thấu hiểu kinh luật, đức hạnh thanh cao, thường đến bái yết Phật, nhân đó con được lễ kính và gần gũi hỏi han. Nhưng sau khi Phật diệt độ rồi, họ không đến nữa, con không còn biết hỏi ai nữa, làm sao?

Phật bảo A-nan:

- Ngươi chớ lo. Các con nhà dòng dõi thường có bốn chỗ tưởng nhớ:

1. Tưởng tới chỗ Phật sinh, hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ.

2. Tưởng tới chỗ Phật thành đạo, hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ.

3. Tưởng tới chỗ Phật chuyển Pháp luân đầu tiên, hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ.

4. Tưởng tới chỗ Phật vào Niết-bàn, hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ.

Này A-nan, sau khi Ta diệt độ, trai hay gái con nhà dòng dõi nhớ nghĩ khi Phật giáng sinh có những công đức như thế, khi Phật đắc đạo có những thần thông như thế, khi Phật chuyển Pháp luân có những sự hóa độ như thế, khi Phật diệt độ có những lời di huấn như thế. Rồi mỗi người đi đến bốn chỗ đó kính lễ, dựng chùa tháp cúng dường. Khi chết đều được sanh lên cõi trời, chỉ trừ người đắc đạo.

(Kinh Trường A-hàm, kinh Du hành)

Kính lễ Thánh tích mà tâm xúc động mạnh, phát nguyện tu học dũng mãnh thì phước đức tăng trưởng, nghiệp chướng tiêu trừ, đạt được phước quả sinh thiên

Kính lễ Thánh tích mà tâm xúc động mạnh, phát nguyện tu học dũng mãnh thì phước đức tăng trưởng, nghiệp chướng tiêu trừ, đạt được phước quả sinh thiên

Thế nên, nghĩ đến Đức Phật, ngoài việc niệm ân đức Phật bảo (Nam-mô Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế Tôn), chúng ta luôn nghĩ tưởng đến Thánh tích với các đặc điểm “khi Phật giáng sinh có những công đức như thế, khi Phật đắc đạo có những thần thông như thế, khi Phật chuyển Pháp luân có những sự hóa độ như thế, khi Phật diệt độ có những lời di huấn như thế” để khắc sâu niềm tịnh tín. 

Ba lần cảnh cáo khi sắp nhập Niết bàn của Phật Thích Ca

Chiêm bái Phật tích với lòng dâng trào xúc động, với tâm thành kính cúng dường, bằng sự phát nguyện nỗ lực tu tập là nhân của phước báo thù thắng cõi trời.

Chiêm bái Phật tích với lòng dâng trào xúc động, với tâm thành kính cúng dường, bằng sự phát nguyện nỗ lực tu tập là nhân của phước báo thù thắng cõi trời.

Quan trọng hơn, hàng đệ tử Phật nên một lần hành hương chiêm bái, cúng dường và tu tập nơi các Thánh tích. Đức Phật Thích Ca đã đản sinh ở Lâm-tỳ-ni, thành đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng, chuyển pháp luân ở Lộc Uyển, và nhập Niết-bàn tại Câu-thi-na là sự thật lịch sử, Thánh tích vẫn được bảo tồn. Ân đức của Phật và Thánh chúng vẫn còn lắng đọng và lan tỏa nơi các Thánh tích khiến cho người hành hương tâm cảm được. Nếu ai có thiện căn khi chiêm bái, kính lễ Thánh tích mà tâm xúc động mạnh, phát nguyện tu học dũng mãnh thì phước đức tăng trưởng, nghiệp chướng tiêu trừ, đạt được phước quả sinh thiên.

>Xem thêm video: "Đức Phật hữu tình hay vô tình":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Giá trị nhân văn qua cách sống của Đức Phật

Kiến thức 10:41 29/03/2024

Phật giáo luôn lấy Từ bi để đối nhân xử thế, lấy trí tuệ để răn dạy người đời, lấy kiên nhẫn làm động lực để giải quyết mọi việc, từng bước cảm hóa được những người đang hướng tới vô minh biết quay đầu về chánh đạo.

Thuốc giảm đau không dứt được bệnh

Kiến thức 09:56 29/03/2024

“Người tu hành có thể kết hợp hài hòa các pháp phương tiện trong tu tập, nhưng không sa vào các liệu pháp tâm lý để rồi rời xa Chánh Đạo…”

Biệt thời ý thú và lời nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà

Kiến thức 09:26 29/03/2024

Biệt thời ý thú là một trong Tứ ý thú. Nhiếp chánh luận, bản dịch của ngài Huyền Trang ghi: “Ngoài ra còn có Tứ ý thú và Tứ bí mật. Mọi lời Phật nói nên căn cứ vào đó mà lý giải và quyết định”.

Âm đức là gốc rễ của mọi sự thịnh vượng, giàu có

Kiến thức 09:05 29/03/2024

Bạn chắc có lẽ đã được nghe qua về về âm đức. Âm đức là nguồn năng lượng tạo ra sự thịnh vượng và giàu có, phước báu sức khỏe cũng từ âm đức được tạo ra. Âm đức là năng lượng gốc, năng lượng nguồn.

Xem thêm