Thứ, 22/08/2022, 08:09 AM

Công đức của người tỏ lòng tôn kính Đức Phật

Bài kệ Pháp cú 195: Bày tỏ lòng kính trọng đối với những người đáng được tôn kính, cho dù họ là Đức Phật hay đệ tử của Ngài - những người đã vượt qua những chướng ngại (để phát triển trí tuệ) và thoát khỏi những phiền muộn, ưu sầu.

Đức Phật dạy: “Này Bà la môn, bằng cách tỏ lòng thành kính với ngôi đền, ngươi đang làm một việc có công đức.”

Đức Phật dạy: “Này Bà la môn, bằng cách tỏ lòng thành kính với ngôi đền, ngươi đang làm một việc có công đức.”

Bài kệ Pháp cú 196:

Công đức của một người tỏ lòng tôn kính đối với những người đã giải thoát khỏi các tham ái, kiêu ngạo và tà kiến, các công đức như vậy không ai có thể đo lường được, dù nhiều hay ít.

Câu chuyện về Bảo tháp vàng của đức Phật Ca Diếp (Kassapa):

Trong khi du hành từ Thành Xá Vệ (Savatthi) đến thành Ba La Nại (Baranasi), đức Phật đã thốt ra câu kệ (195) và (196) của cuốn sách này, liên quan đến một Bà la môn và bảo tháp bằng vàng của đức Phật Ca Diếp (Kassapa).

Vào một dịp nọ, trong khi đức Phật và các môn đồ của Ngài đang trên đường đến thành Ba La Nại (Baranasi), họ đã đến một cánh đồng nơi có một đền thờ thần linh. Không xa điện thờ, một bà la môn đang cày ruộng, nhìn thấy bà la môn  đức Phật sai Tôn giả A Nan gọi người Bà la môn đến. Khi đến nơi, người bà la môn chỉ đảnh lễ ngôi đền chứ không đảnh lễ đức Phật. Đức Phật dạy: “Này Bà la môn, bằng cách tỏ lòng thành kính với ngôi đền, ngươi đang làm một việc có công đức.” Điều đó làm cho Bà la môn rất vui. Sau khi đưa vị Bà la môn này vào cảnh thuận lợi của tâm trí, bằng công năng của mình, đức Phật đã dùng thần thông hóa hiện một quả núi bằng vàng giữa không trung, nơi ấy hiển hiện bảo tháp vàng của  đức Phật Ca Diếp. Sau đó, đức Phật giải thích cho các Bà la môn và các Tỳ kheo khác rằng có bốn hạng người xứng đáng có một bảo tháp. Đó là: Các vị Phật (Tathagatas) đáng kính trọng; Bích Chi Phật; A La Hán và  Chuyển Luân Vương.

Ngài cũng nói với họ về ba loại bảo tháp được dựng lên để tôn vinh bốn hạng người này. Các bảo tháp cất giữ xá lợi; các bảo tháp thờ các di tích kỷ niệm; và các bảo tháp nơi cất giữ các vật dụng cá nhân như y phục, bình bát ...của những người được tôn kính, đó được gọi là Paribhoga cetiya. Cây bồ đề cũng được bao gồm trong những di tích kỷ niệm. Sau đó đức Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bày tỏ lòng tôn kính đối với những vị đáng được tôn kính.

Và Ngài dạy trong bài kệ như sau:

Câu 195:

Cúng dường bậc đáng cúng dường

Chư Phật hoặc đệ tử

Các bậc vượt ký luận

Đoạn diệt mọi sầu bi

Câu 196:

Cúng dường bậc như vậy

Tịch tịnh không sợ hãi

Các công đức như vậy

Không ai ước lượng được

Vào cuối bài pháp, Bà la môn đã đạt được sơ quả (Sotapattri). Bảo tháp của đức Phật Ca Diếp (Kassapa) vẫn có thể nhìn thấy trong bảy ngày nữa và mọi người tiếp tục đến bảo tháp để tỏ lòng tôn kính, cúng dường. Sau bảy ngày, theo ý của đức Phật, bảo tháp biến mất và nơi đó ngôi đền đá được dựng lên để kỷ niệm. Có tám mươi bốn ngàn người trong chúng hội được pháp nhãn thanh tịnh.

(Trích từ bài kệ Pháp Cú 195 và 196)

Tâm Anh chuyển ngữ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm