Lòng tôn kính Phật giúp kiềm chế ái dục
Hỏi: Trong đời sống hằng ngày con thường khởi lên ham muốn về luyến ái khi thấy những hình ảnh hở hang, khi gần những người khác giới. Ngày hôm đó con khởi lên bao ý nghĩ xấu về người khác. Làm thế nào để con giảm được cái dục đó?
Hỏi: Trong đời sống hằng ngày con thường khởi lên ham muốn về luyến ái khi thấy những hình ảnh hở hang, khi gần những người khác giới. Ngày hôm đó con khởi lên bao ý nghĩ xấu về người khác. Làm thế nào để con giảm được cái dục đó?
Đáp: Đây là bản năng muôn đời của chúng sinh. Ví dụ như người nam người nữ có chuyện gì mà đứng gần nhau một chút xíu là tự động làn sóng sinh học phát ra. Và khởi động ái dục lên liền. Nên ông bà mình có câu: “Nam nữ thụ thụ bất tương thân” hay cảnh báo “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén” là vậy, dù chẳng có ý gì cả.
Nhưng cứ gần nhau thì điện sinh học tự nhiên phóng ra, rồi tự thu hút lấy nhau rồi tự động luôn. Cho nên chỉ trong Phật Pháp, khi ta tu hành chân chính rồi ta diệt lần, diệt lần. Còn đối với người ngoài đời dù có 3 đầu 6 tay cũng không trừ nổi. Sư Phụ có gặp một cô học bên An Ninh- Tình Báo ở bên Nga về, cô nói chuyện: “Người ta luôn bị mê hoặc bởi ba điều: sắc dục, tiền, chức vụ”. Đem 3 cái đó ra dụ thì thế nào cũng dính. Trong ngành An Ninh- Tình Báo học rất kỹ, biết thì biết nhưng khi giặc dụ vẫn rớt như thường vì nó thuộc về bản năng.
Chỉ có trong đạo Phật, khi mình tu cho đúng thì mới tránh được chứ không hết. Muốn hết thì phải chứng Thánh mới hết. Khi chúng sinh chưa vượt qua được thì nguy cơ vướng vào những điều đó là tràn đầy từng giờ từng phút. Có những lúc ta vướng vào thành tội rất nặng, như trường hợp ông già 70-80 tuổi cưỡng hiếp đứa bé 7-8 tuổi. Đừng tưởng già rồi là hết dục, cho dù chết trong hòm và xuất hồn ra khỏi xác rồi thì vẫn mê ái dục như thường. Nhớ đừng tưởng chết là hết.
Ái dục muốn hết chỉ còn một cách là tu, đó là tôn kính Phật tuyệt đối. bởi vì Đức Phật là một bậc tuyệt đối trong sạch, cho nên khi tôn kính Phật thì ta sẽ có phước mà kiềm chế lại những ô nhiễm đó, mặc dù chỉ mới kiềm chế thôi chứ không hết.
Nhưng tôn kính Phật là nền tảng, cho nên Sư Phụ hay dặn phải lễ Phật với lòng tôn kính tuyệt đối rồi ta sẽ có phước, sức mạnh, ý chí để kiềm chế lại, biết được phải trái, đúng sai. Ái dục rất khủng khiếp. Chúng ta hay nói thằng này tuổi mới lớn, ham muốn thôi cứ cưới vợ cho nó cho rồi. Nhưng vẫn không xong, vì cưới vợ rồi vẫn lăng nhăng như thường.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật
Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?
Xem thêm