Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 03/05/2022, 18:32 PM

Người Phật tử lễ bái cúng dường Phật với tâm như thế nào?

Người Phật tử đến chùa tu học, thực tập oai nghi, trong mỗi oai nghi, hành động đều phải hiểu được ý nghĩa riêng của hành động đó từ đó chuyển hóa tâm mình trên bước đường tu thân học đạo.

nguoi phat tu _nguoiphattu_com

Người Phật tử không cầu xin một ân huệ vật chất hay tinh thần nào khi đảnh lễ tượng Phật, mà chỉ bày tỏ lòng tôn kính ngưỡng mộ của mình đến lý tưởng siêu việt mà bức tượng tiêu biểu.

Người Phật tử quỳ trước tượng Phật, dâng bông và dâng hương, không phải dâng đến bức tượng bằng đá, bằng gỗ, hay bằng giấy, mà là đến Đức Phật mà bức tượng là tượng trưng Ngài.

- Dâng bông, quỳ lạy, là biểu hiện ra bên ngoài niềm tri ân vô hạn sâu kín trong lòng. Cùng lúc ấy người Phật tử suy gẫm về hồng đức của Đức Thế Tôn và tánh cách vô thường của vạn pháp, xuyên qua những cánh hoa sớm nở tối tàn.

Người Phật tử hiểu biết tạo cho mình cảm tưởng đang tôn kính quỳ trước mặt Đức Phật và nhờ đó phát sanh nguồn cảm hứng thúc giục mình noi gương lành trong sạch của Ngài.

Đề cập đến các pho tượng triết gia trứ danh, bá tước Kaiserling, viết: "Trên thế gian này tôi không biết còn cái gì vĩ đại hơn là chân dung của Đức Phật. Đây là sự thể cách hóa toàn hảo một giá trị tinh thần trong thế gian hữu hình".

- Người Phật tử cũng đảnh lễ cây Bồ Đề, nhưng không phải để tỏ lòng tôn sùng thờ phượng cái cây, mà xem đó là chỉ tượng trưng của sự giác ngộ.

Dầu có nhiều nghi thức lễ bái trong các buổi lễ, người tín đồ Phật giáo không tôn sùng Đức Phật như một thần linh.

Tượng Phật, cây Bồ Đề và các hình thức lễ bái không phải tuyệt đối cần thiết, nhưng rất hữu ích, vì giúp người hành lễ tập trung tư tưởng vào đối tượng trong sạch. Người trí thức thuần thục có thể khỏi phải nhờ đến những phương tiện ấy để gom tâm quán tưởng và hình dung Đức Phật.

- Người Phật tử lễ bái Đức Phật để bày tỏ lòng tri ân ngưỡng mộ của mình đối với Ngài, nhưng điều Đức Phật mong muốn không phải là người tín đồ phải phục tùng vâng lời, mà nghiêm chỉnh thực hành giáo huấn của Ngài.

(Trích lời dạy của Hòa thượng Narada)

*Hòa thượng Narada (Narada Maha Thera, 1898-1983) có thế danh là Sumanapala. Ngài sinh vào ngày 17 tháng 7, 1898 tại Kotahena, ngoại ô thành phố Colombo, thủ đô nước Sri Lanka.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Niệm Phật noi gương Phật

Kiến thức 20:35 08/05/2024

Khi chúng ta niệm Phật/ Phải quán đức hạnh Ngài/ Phật là người tỉnh thức/ Trí sáng như mặt nhựt;

Bảy tình trạng của cuộc sống

Kiến thức 20:28 08/05/2024

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, mỗi người có một hoàn cảnh, mỗi tình trạng riêng, nhưng khi quán sát, Đức Phật nhìn thấy cuộc sống của con người không nằm ngoài bảy tình trạng được ví như một người rơi xuống nước (Kinh Trung A-hàm, số 4, kinh Thủy dụ).

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Kiến thức 11:26 08/05/2024

Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Ý nghĩa Phật đản sanh (Phật đản PL.2568 - DL.2024)

Kiến thức 10:20 08/05/2024

Cách đây 2648 năm, vào ngày trăng tròn tỏ rạng của tháng Vesak thiêng liêng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni thuộc xứ Ấn Độ xưa, nay là Nepal.

Xem thêm