Cốt lõi của Kinh Pháp Hoa
Phát nguyện, đọc tụng chơn kinh là tìm yếu chỉ, cốt lõi của kinh áp dụng trong cuộc sống tu hành, lúc này chư Phật hộ niệm. Hồi hướng cho tất cả chúng sanh, bao giờ chúng sanh thành Phật và an lạc hết thì mình mới thành Phật, đây là hạnh của ngài Văn Thù.
Tu Bổn Môn Pháp Hoa là tụng từ Phẩm Bổn Môn thứ 28 trở ngược lại. Ngài Phổ Hiền hỏi Đức Phật, sau Phật diệt độ phải làm thế nào để có kinh Pháp Hoa, Đức Phật trả lời muốn có kinh này tất cả quý thầy phải đủ 4 pháp, thầy nào đủ 4 pháp thì được Bồ Tát Đại Trang Nghiêm mang cốt lõi của kinh Bổn Môn đến cho.
4 pháp là: Phải có căn lành ở các Đức Phật quá khứ, Phật hộ niệm, thường sống trong chánh định thì mới giữ được mối quan hệ giữa ta với Phật, phát đại bi tâm thương người.
5 điều tổ Thiên Thai dạy Thầy soạn ra Bổn Môn cho Phật tử tu gồm: Lễ kính chư Phật là lạy Phật, tất cả danh hiệu Phật và Bồ tát trong kinh Pháp Hoa Thầy rút thành Hồng Danh Pháp Hoa, 18 lạy. Xưng tán Như Lai là bài kệ ngắn khen Phật. Sám hối nghiệp chướng là 4 câu kệ của Kinh Hoa Nghiêm, tất cả nghiệp sanh ra từ thân, khẩu và ý nghiệp, do lời nói, ý nghĩ và việc làm ác ở quá khứ dẫn đến hiện tại nên luôn bị ác nghiệp bao vây.
Phát nguyện, đọc tụng chơn kinh là tìm yếu chỉ, cốt lõi của kinh áp dụng trong cuộc sống tu hành, lúc này chư Phật hộ niệm. Hồi hướng cho tất cả chúng sanh, bao giờ chúng sanh thành Phật và an lạc hết thì mình mới thành Phật, đây là hạnh của ngài Văn Thù, khi mình phát hạnh này lên thì ngài Văn Thù gia bị đến trí sáng ra.
Phật tử lạy đủ Hồng Danh của Phật và Bồ tát là lạy 108 lạy ứng với 108 phiền não trần lao, hoặc lạy tắt 18 lạy, Phật quá khứ 1 lạy, Phật vị lai 1 lại, 18 vị Phật trong hiện tại, 2 lạy các vị Bồ tát gồm Bồ tát 10 phương và các vị Bồ tát Bổn Địa, 1 một lạy những vị tổ sư đến truyền bá kinh Pháp Hoa.
Phật tử không có thời gian tu thì lạy như trên là đủ, có thì tụng thêm 7 phẩm Kinh Pháp Hoa. Đây là 7 phẩm quan trọng nhất trong kinh Pháp Hoa nên trên Pháp Y của Phật tử có 7 hạt sen tiêu biểu cho 7 phẩm. Hạt sen là cốt lõi của kinh Pháp Hoa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm