Thứ tư, 07/08/2024, 09:26 AM

Cốt lõi của sự giác ngộ

Hỏi: Thưa thầy, thông qua sự trải nghiệm con nhận thấy rằng: có sở đắc chưa hẳn đã giác ngộ nhưng giác ngộ thì có sở đắc hay không không còn quan trọng nữa.

Có sở đắc thì được an lạc và có niềm tin, nhưng nó không quan trọng bằng sống trọn vẹn tỉnh thức trong từng khoảnh khắc đời sống trong ngày. Nếu biết thận trọng chú tâm quan sát sẽ ngay đó có những bài học rất bình thường chứ không phải là bài học to tát mà người muốn có sở đắc đạt đến. Cho nên theo con chánh niệm tỉnh giác chính là bước cơ bản nhất để khám phá sự thật. Kính xin thầy chỉ dạy cho con?

Cốt lõi của sự giác ngộ 1

Ảnh minh hoạ.

- Con thấy rất đúng. Trong kinh Mahāgosinga kể rằng trong một đêm trăng rằm chiếu sáng rừng Gosinga, khi được Ngài Sariputta hỏi “Hạng Tỷ-kheo nào có thể chói sáng rừng Gosinga?”, ngài Ananda trả lời “Tỷ-kheo nghe nhiều”, ngài Revata “Tỷ-kheo ưa thích đời sống tịnh cư… không gián đoạn thiền định”, ngài Anuruddha “Tỷ-kheo với thiên nhãn siêu nhiên”, ngài Kassapa “Tỷ-kheo tự mình sống ở rừng núi với 13 hạnh đầu đà”, ngài Mahā Mogallàna “Tỷ-kheo khéo luận đàm Diệu Pháp”, cuối cùng ngài Sariputta nói: “Tỷ-kheo điều phục tâm”. Do mỗi vị đều nói sự chói sáng khu rừng qua sở đắc của mình nên không ai giống ai, bèn cùng nhau đến hỏi Đức Phật. Đức Phật dạy rằng mỗi vị đều khéo trả lời theo sở đắc của mình nhưng Ngài nhấn mạnh vị Tỷ-kheo trong khi đi khất thực, trong khi dùng vật thực, trong khi ngồi thiền… luôn giữ chánh niệm trước mặt cho đến khi tâm vị ấy “khéo giải thoát các lậu hoặc, không có chấp thủ”, là hạng Tỷ-kheo có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga.

Như vậy, tinh tấn chánh niệm tỉnh giác trong từng khoảnh khắc đời sống là nguyên lý cơ bản để giác ngộ Sự Thật, để thoát khỏi các lậu hoặc và không còn chấp thủ. Nguyên lý thì đơn giản nhưng trên thực tế ít người có thể ngộ ngay mà phần lớn lúc đầu chỉ mới giải ngộ, tức chỉ hiểu trên nghĩa, rồi phải thường sống trọn vẹn tỉnh thức trong mọi hoạt động đời sống, kể cả ngồi thiền, đi kinh hành… cho đến khi chứng ngộ tức thấy được lý. Và sau cùng khi sự và lý viên dung mới có thể triệt ngộ hay viên giác tức giác ngộ hoàn toàn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Niệm Phật đúng nghĩa chính là để chết đi cái ngã ảo tưởng luôn tìm cầu an lạc

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:56 22/02/2025

Kính bạch Thầy, "Say rượu thì cai rượu, còn say Đạo thì cai như thế nào ạ?" Con hỏi vậy vì có một người em say sưa tu pháp môn niệm Phật và gặp ai, thậm chí đang nhập thất cũng cố gắng liên hệ ra bên ngoài để kêu réo người này, nhắn gửi người kia phải đến đạo tràng em đang tu tập để được an lạc.

Cần có trí tuệ thì mới có thể từ bi

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 15:01 14/01/2025

Hỏi: Thưa Thầy, người có bồ đề tâm mãnh liệt mà trí tuệ chưa có thì có đưa đến sự giác ngộ hay không?

Sự sống bao hàm cả thường lẫn vô thường

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:49 08/01/2025

Thưa Thầy, quá trình sinh-trụ-diệt là điều hiển nhiên của vạn pháp mà Đức Phật gọi là vô thường, vậy vô thường là một quy luật, là sự thật thì nó cũng là thường rồi có phải không? Do quy luật "vô thường là thường" nên nó có tính tự ngã hay sao ạ?

Tại sao Phật giáo lại chia thành Bắc Tông và Nam Tông?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:22 07/01/2025

Kính thưa Sư con mới tìm hiểu về Đạo Phật, thấy đạo mình lại chia thành Nam Tông và Bắc Tông. Con thấy bên Nam Tông cũng là đệ tử của Phật, mà Bắc Tông cũng là đệ tử của Phật, ai cũng là đệ tử của Phật hết mà sao mình lại chia ra như vậy ạ?

Xem thêm