Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 03/08/2024, 14:26 PM

Thiền để đắc định hay giác ngộ?

Mục đích ngồi thiền là để đạt được các tầng định Sắc giới và Vô sắc giới. Có mục đích định như vậy mới ngồi thiền được. Đó là thiện tâm, vậy sai ở chỗ nào?

Tại sao ngồi thiền chỉ hướng đến mục đích đạt được các tầng định hữu sắc, vô sắc để rồi chỉ dính mắc thêm trong tam giới, trong khi có thể hướng đến trí tuệ giác ngộ Bốn Sự Thật? Như trường hợp ngài Xá Lợi Phất hướng dẫn tâm một người sắp lâm chung khiến sau khi chết người ấy sinh lên cõi Trời, đã bị Đức Phật quở trách, lẽ ra không nên hướng tâm người ấy đến cõi Trời mà có thể hướng tâm ông ta đến chứngngộ đạo quả Tu-đà-hoàn. Mục đích các tầng định chỉ là hiện tại lạc trú và tu luyện thần thông chứ không hướng đến giác ngộ giải thoát, nên vẫn còn vướng vào những kiết sử sắc ái, vô sắc ái. Phật tuỳ căn cơ người tâm nhiều vọng động bất an mà tạm thời cho họ thiền định để được an lạc thôi, không được thi triển thầnthông. Nhưng với những người như Bāhiya, Vakkāli,nhóm Kondaññā … Phật không dạy thiền định, màdạy thấy biết như thực hoặc chỉ cho thấy ngũ uẩn là vô thường, khổ, vô ngã… thì liền giác ngộ giải thoát.

Tất nhiên giác ngộ phải có đầy đủ giới định tuệ, nhưng đây là chánh định, không phải là định hữu sắc, vô sắc và cách hành hoàn toàn khác nhau.Vì tâm thường vọng động hoặc vì ham muốn an lạc và thần thông nên mới thích định, nhưng cố trấn áp khối tham sân si tạo tác hằng ngày nên phải cố dồn nén và hậu quả là căng thẳng dẫn đến tẩu hỏa nhập ma. Còn nếu đạt được định thì cũng chỉ là lấy đá đè cỏ nhưng lại dễ bành trướng bản ngã sở đắc, không thể giác ngộ giải thoát được. Tất cả phương pháp thiền định là do các vị tổ sư và thiền sư sau này tự đặt ra dựa theo Chú Giải. Thí dụ cách ngồi đếm hơi thở không có trong Chánh Tạng mà do người sau mô phỏng theo cách tu thiền định của Bà-la-môn để chế tác ra. Trong khi Đức Phật chỉ dạy cảm nhận trọn vẹn sự thở trên thân “cảm nhận toàn thân khi thở vô, cảm nhận toàn thân khi thở ra”… mà thôi. Nếu biết cách thì trong khi đi đứng ngồi nằm và tất cả mọi hoạt động hàng ngày định có thể phát huy hoàn hảo,nghĩa là chỉ cần thận trọng (giới), chú tâm (định), quan sát (tuệ) một cách tự nhiên trong mọi lúc mọi nơi thì định ngày càng kiên cố. Nên nếu hành như vậy một cách nghiêm túc thì chỉ cần khi ngồi buông thư là định tự đến rất dễ dàng tự nhiên, đó mới chính là chánh định, vô vi vô ngã.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Cách Đức Phật dạy khác với cách dạy của thế gian là ngài dạy từ cao rồi mới xuống thấp dần, chứ không từ thấp lên cao để khỏi mất thời gian của những người căn cơ bậc thượng phải học vỡ lòng. Tức là ngài dạy những nguyên lý thực tánh rốt ráo như Tứ Thánh đế, Vô ngã, 6 Xứ, 18 Giới, 5 Uẩn, 12 Duyên sinh… trước rồi mới nói xuống các pháp môn thấp dần tuỳ theo trình độ. Cuối cùng khi trình độ tăng chúng hơi phức tạp Đức Phật mới ban hành giới định tuệ chế định. Nghĩa là trước đó không có giới định tuệ chế định các vị giác ngộ đều nhờ giới định tuệ tự tánh.

Trong Bát Chánh Đạo, 8 yếu tố này luôn tương tác với nhau, không tách thiền định riêng để tu như Bà-la-môn. Các yếu tố giới định tuệ luôn hợp nhất trong Bát Chánh Đạo, nên khi đã thấy rõ các yếu tố then chốt này thì có thể tuỳ lúc cần thiết mà ứng cho phù hợp với hoàn cảnh, đó chính là biết điều chỉnh nhận thức và hành vi. Về sau các tông phái tách rời các yếu tố trong Bát Chánh Đạo ra riêng để tu nên mới gọi là thời Mạt Pháp. Mạt là tách ra từng nhánh ngọn riêng, từng chi Pháp riêng mà hành, như chỉ niệm Phật, chỉ hành thiền… để mong đạt được sở đắc lý tưởng của mình nên mới hữu vi hữu ngã.

Chánh định là trạng thái vô vi vô ngã hoàn toàn thư giãn, buông xả mọi ý đồ trở thành của bản ngã, cảm nhận toàn thân đang thở, đang đi hoặc đang ngồi… tuỳ chỗ, tuỳ lúc, tuỳ hiện trạng một cách tự nhiên, nên tâm không còn tán loạn, tự trở về với bản chất rỗng lặng, trong sáng hồn nhiên. Lúc đó, thoát khỏi mọi ý đồ sở đắc nên tâm tự định, tánh biết tự soi, không có bản ngã tạo tác nào trong đó, vì vậy chánh định được gọi là vô vi vô ngã. Ngược lại, không phải có mục đích xấu mới gọi là tà định, mà định tác thành bởi ý đồ của bản ngã, dù có mục đích thiện vẫn là phàm định, vẫn còn vô minh ái dục, chưa phải là chánh định. Trong 4 giai đoạn tiến hóa, giai đoạn phát huy bản ngã thiền định được xem là phương tiện tối ưu để tiểu ngã trở thành đại ngã. Trong đạo Phật thì thiền định hữu vi hữu ngã vẫn còn trong tam giới nên chưa được gọi là chánh định. Về sau do một số nhà chú giải trước kia tinh thông giáo điển Bà-la-môn đã vô tình (hay hữu ý?) đưa tư tưởng và phương pháp hành trì của Bà-la-môn (nhất là thiền định) vào giáo pháp Đức Phật, mà nhiều người do không đủ trình độ thâm nhập trực tiếp lời dạy của Đức Phật đã quá tin vào các chú giải ấy để rồi hiểu Phật pháp theo Bà-la-môn mà hoàn toàn không hay biết. Bāhiya nghe Phật dạy không cần qua bất kỳ một chú giải nào, một luận sư vẫn giác ngộ lập tức.

Trích từ "Soi sáng thực tại" 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:00 22/11/2024

Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.

Tự tánh của tâm và biểu hiện của tâm

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:48 20/11/2024

Thầy ơi cho con hỏi, khi nào gọi là tâm, khi nào là không có tâm? Sao có lúc thì là tâm, có lúc không phải là tâm, con không hiểu, xin Thầy hoan hỉ trả lời giúp con.

Hội đủ 5 yếu tố tạo nên nghiệp sát

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 19:40 19/11/2024

Hỏi: Con muốn hỏi Thầy về giới, Thầy cho con hỏi sử dụng xà bông, nước rửa chén, kem đánh răng hay bột giặt có phải là phạm giới sát sanh? Hồi xưa thời của đức Phật không có những thứ này nên các vị thời đó nếu muốn giữ giới đều có thể hoàn hảo có phải không Thầy?

Hiểu rõ hai chữ "căn tu"

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:46 16/11/2024

Thưa Thầy, làm thế nào để nhận biết một người có “căn tu” ạ?

Xem thêm